cách nấu lẩu thái thơm ngon chuẩn vị nhất

nhắc đến lẩu thái mọi người sẽ nhớ ngay đây là một món ăn ngon đặc sản của thái lan,Lẩu Thái được nhiều người yêu thích và xuất hiện ở khắp nơi. Từ những quán lề đường cho tới nhà hàng sang trọng, hay những bữa tiệc tân gia, picnic món ăn này đều có trong thực đơn ăn uống. Chẳng có gì lý giải hết, chỉ đơn giản là món ăn có hương vị chua chua, cay cay của xứ sở Chùa Vàng cực kỳ đơn giản với những nguyên liệu  hải sản, thịt cá, rau củ dễ kiếm sẽ khiến cho bạn mê mẩn với món ăn này.

Lẩu Thái là món ăn biến thể từ món canh chua Tom yum nổi tiếng của Thái Lan. Nguyên liệu để làm ra một nồi lẩu Thái rất phong phú, đó là thịt bò, thịt gà, hải sản, chả cá, nấm và các loại rau xanh. Để tạo nên món lẩu hấp dẫn cả về hương lẫn vị,kết hợp hài hòa các vị cay, thơm, chua, ngọt và giàu giá trị dinh dưỡng cần phải có bí quyết chế biến. cùng vào  bếp học ngay cách nấu lẩu thái đơn giản để cả nhà cùng thưởng thức thôi nào.

Nguyên liệu cần chuẩn bị trước khi nấu lẩu Thái ngon

  • Xương ống: 1kg
  • Ngao: 1kg
  • Mực : 1kg
  • tôm : 1kg
  • đậu phụ : 0,5kg
  • Thịt bò: 1kg
  • Sả 4 củ
  • hành tây 1 củ
  • cà chua 3 quả
  • riềng : 2 củ
  • Các loại rau: rau cải thảo, rau cải ngọt,…
  • Các loại nấm: nấm kim châm, nấm đùi gà,…
  • lá chanh, ớt,quế, đường, muối, nước mắm, hành, tỏi, sa tế, quế, gói gia vị lẩu Thái….

 cách làm lẩu thái ngon

Sơ chế nguyên liệu

– Xương ống rửa sạch, chặt miếng to, đập dập các khớp ống để khi hầm xương sẽ ra nước ngọt.

– Tôm rửa sạch, bỏ chỉ đen ở sống lưng và cắt bỏ râu. Mực và bạch tuộc làm sạch rồi cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Ngao rửa sạch phần vỏ, ngâm ngao trong nước có vài lát ớt tươi khoảng 30 phút để ngao nhả sạch sạn, đất. Sau khi sơ chế sạch sẽ, xếp tôm, mực, bạch tuộc và nghêu ra đĩa để riêng.

– Thịt bò rửa cùng với nước muối cho sạch rồi cắt thành từng lát mỏng để nhanh chín và ăn sẽ mềm hơn.

– Sả đập dập, cắt khúc phần lá, cắt nhuyễn phần đầu. Tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn. Riềng cạo vỏ rồi cắt lát mỏng. Lá chanh rửa sạch, vò nhẹ.

– Đậu phụ cắt thành từng miếng vừa ăn.

– Cà chua và hành tây rửa sạch, cắt múi cau.

– Các loại rau ăn kèm rửa sạch, để ráo rồi cắt thành từng khúc dài khoảng 5cm.

– Các loại nấm ngâm nước muối loãng rồi rửa sạch. Nấm rơm chẻ chữ thập trên đầu cho đẹp mắt.

nấu lẩu thái

– Xương ống chần sơ với nước nóng cho sạch mùi hôi rồi cho vào nồi cùng với 3,5 lít nước, bắc lên bếp đun sôi.

– Khi nước sôi khoảng 20 phút thì cho thêm 1 nhánh quế, lá chanh, riềng, sả đập dập vào nấu cùng, hạ nhỏ lửa. Để cho món lẩu thơm ngon hơn, bạn nêm nếm gia vị với 2 muỗng cà phê muối, 3 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 5 muỗng canh nước mắm. Quá trình hầm xương nếu thấy có bọt thì dùng muôi vớt sạch.

Trong lúc đợi các nguyên liệu nồi nước dùng xương được ngọt nước, bạn bắc chảo lên bếp, cho hành, tỏi và sả băm nhuyễn vào phi thơm với dầu ăn. Tiếp đến, cho 1 muỗng canh tương ớt, 1 muỗng canh tương cà, cà chua và hành tây vào xào sơ qua, sau đó trút tất cả hỗn hợp này vào nồi nước dùng đang sôi.

Cho thêm 2 muỗng canh sa tế để giúp nồi lẩu có vị cay ngon hơn, bạn có thể gia giảm tùy vào người dùng có ăn cay được hay không. Đun nồi nước dùng thêm 30 phút nữa, sau đó bạn có thể nêm nếm lại theo khẩu vị của gia đình cho vừa ăn. Vậy là hoàn thành xong phần nước lẩu.

Làm nước chấm

Bạn có thể pha nước chấm lẩu Thái theo hai cách sau:

  • Cách 1: Chuẩn bị một cái chén nhỏ, cho vào nước cốt 1 quả chanh, 3 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, 3 muỗng cà phê muối, ớt xiêm băm nhuyễn, lá chanh cắt sợi nhỏ, lá cải xanh bỏ cuống và một ít wasabi. Cho hỗn hợp vào máy xay, xay nhuyễn.
  • Cách 2: Cho muối, đường, bột ngọt, ớt sừng, ớt hiểm vào cối giã thật nhuyễn, sau đó múc ra chén, vắt nước cốt chanh vào, khuấy đều.

Trình bày và thưởng thức

Múc nước dùng ra nồi lẩu chuyên dụng, bắc lên bếp mini. Phần nước còn dư bạn để châm thêm trong quá trình ăn lẩu.

Đun sôi nước lẩu, lần lượt nhúng ngao, tôm, mực, bạch tuộc, thịt bò vào trước, nước sôi lại tiếp tục cho nấm và các loại rau ăn kèm vào đợi chín rồi thưởng thức.

Bí quyết nấu lẩu ngon

  • Ngoài xương ống heo, có thể dùng thêm xương gà để nước dùng có vị ngọt thơm.
  • Nguyên liệu hải sản, thịt bò, rau củ tuỳ vào khẩu vị người dùng mà thêm bớt theo sở thích.
  • Để thưởng thức món lẩu Thái được ngon hơn, nên ăn rau đến đâu thì trụng đến đó.
  • Có thể thêm nước cốt me hoặc giấm bỗng cho nước lẩu có vị chua thanh.

Lẩu thái ăn với rau gì ngon và hợp vị?

Khi các bạn đang phân vân không biết nên lựa chọn loại rau ăn lẩu thái nào ngon và phù hợp dưới đây mình  sẽ giới thiệu cho các bạn các loại rau ăn lẩu thái ngon và hợp vị nhất nhé!

  •  Rau cần nước ăn với lẩu thái

– Rau cần nước là một loại rau khá phổ biến dễ kiếm ở các phiên chợ của việt nam, rau cần nước có chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng và các loại vitamin có lợi cho sức khỏe cơ thể của chúng ta, ngoài ra nó còn rất tốt cho hệ tiêu hóa.

– Khi sử dụng rau cần để ăn với lẩu thái, thì trước tiên chúng ta phải rửa sạch rau và phần rễ có bám trên thân cần phải rửa thật sạch, sau đó ta chỉ cần bẻ thành miếng vừa ăn.

– Nếu như chúng ta ăn ở nhà thì các bạn có thể chỉ cần nắm hai đầu và bẻ ra khúc vừa ăn, làm theo cách này thì chúng ta vẫn giữ được hương vị thơm ngon của rau.

– Khi nồi lẩu đã sôi thì chúng  ta chỉ cần nhúng sơ rau cần nước để giữ được độ giòn và chất dinh dưỡng của rau, khi đó ăn rau sẽ cảm thấy rất là ngon.

– Còn chúng ta để quá lâu trong nồi thì sẽ làm cho rau trở nên nát đi và mất đi độ giòn và ngon của rau. Đây là một loại rau ăn lẩu thái được nhiều người yêu thích.

  • Lẩu thái ăn với rau chuối

– Để giúp cho món lẩu thái trở nên thơm ngon, ngoài rau cần nước thì rau chuối vẫn đảm bảo giúp cho món lẩu thái của chúng ta trở nên thơm ngon.

– Nếu bạn đang không biết lẩu thái ăn rau gì phù hợp thì hãy cân nhắc đến rau chuối nhé! Rau chuối hay còn gọi là búp chuối, khi ăn với lẩu thì búp chuối sẽ được bào ra thành sợi.

– Món lẩu thái có hương vị chua cay rất đặc trưng và nó giống như canh chua cay của Việt Nam, cho nên việc ăn lẩu thái kèm với rau chuối là một sự kết hợp rất hoàn hảo góp phần tăng thêm vị ngọt của món lẩu.

– Rau chuối thì có vị ngọt bùi, béo giòn. Lẩu thái thì có vị chua cay nên khi kết hợp chúng lại với nhau thì đảm bảo chúng ta sẽ có được món ăn rất hoàn hảo.

– ngoài các loại rau ăn kèm kể trên thì lẩu thái còn ăn kèm với các loại rau như: rau muống, rau nhút, cần tây, cải thảo, cải bó xôi kèo nèo, giá đỗ và các loại nấm…,đều rất tuyệt vời,

– ngoài các món rau thì lẩu Thái thường ăn kèm với bún tươi, mì vắt hay mì gói. Nếu ăn kèm với bún thường nước lẩu có vị ngọt hơn vị chua để chung hòa với vị chua của bún tươi. Nếu ăn kèm với mì gói thì nước lẩu có vị chua cay lạc hơn vì trong mì gói có độ mặn, khi nấu vào chung với nồi lẩu sẽ kết hợp cho hương vị đậm đà. Nhiều người thì thích ăn lẩu chua cay với mì vắt, vì không chiên nhiều lần nên không có mùi dầu hay vị mặn khi kết hợp lại có vị dai dai giúp bạn tận hưởng đầy đủ hương vị đậm đà của món lẩu.

Lưu ý khi ăn lẩu Thái


– Lẩu Thái có vị đặc trưng là chua và cay sẽ không thích hợp với những người đang bị bệnh dạ dày. Những người bị dạ dày, đường tiêu hóa yếu không nên ăn các loại lẩu có quá nhiều chất đạm, hải sản.

– Người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp hay bị mỡ máu cao nên ít ăn hoặc không nên ăn lẩu có nhiều đạm mỡ.

– Phụ nữ đang mang thai hạn chế ăn lẩu vì trong lẩu chứa nhiều những gia vị, thực phẩm đôi khi không để ý sẽ có nguy cơ gây hại cho thai nhi.

– Ngao không nên nhúng quá lâu trong nồi nước lẩu vì phần vỏ ngao ngâm lâu không tốt. Khi ăn lẩu thái, đồ nhúng chủ yếu là hải sản (đặc biệt là tôm) nên không ăn kèm với hoa quả giàu vitamin C để tránh bị ngộ độc, không nên uống bia để tránh bị gút.

công thức làm lẩu thái cũng dễ làm thôi mà,chỉ cần qua vài bước bạn đã có thể tự tay nấu cho cả nhà một nồi lẩu thái thơm ngon bổ dưỡng ngay tại nhà rồi đó,chúc bạn thành công.

Giới thiệu: Minh Quỳnh

Minh Quỳnh là thạc sỹ tâm lý học, chủ trang web Kết Nối Phụ Nữ, chuyên chia sẻ thông tin hữu ích nhất cho phụ nữ dùng bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau!

Viết một bình luận

0 Shares
Share
Tweet
Pin