30 công dụng tuyệt vời của khoai tây đối vớ sức khỏe

Khoai tây không chỉ là loại cây cho củ làm thực phẩm ngon chứa nhiều dinh dưỡng, mà còn có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe  như làm sáng da, giảm stress, chống trầm cảm, nâng cao tinh như kháng viêm, giảm đau, tăng cường hệ miễn dịch, kích thích hỗ trợ tiêu hóa, làm giảm tối đa các bệnh tim mạch cũng như những rối loại ở hệ thống thần kinh. Bổ sung khoai tây đúng cách là một trong những cách tốt để bảo vệ cơ thể và giúp cơ thể chống lại nhiều loại bệnh nguy hiểm an toàn và hiệu quả.… 

Contents

Dưới đây là những tác dụng của khoai tây và cách dùng thực phẩm này đúng cách để phát huy được tối đa lợi ích của loại khoai này với sức khỏe cũng như cuộc sống của bạn.

Cây khoai tây – Đặc điểm, thành phần hóa học + dinh dưỡng

Đặc điểm của cây

Cây khoai tây tên khoa học là Solanum tuberosum L, thuộc họ cà ( solanaceae). Đây là cây lương thực ngắn ngày được trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Cây cho củ có giá trị dinh dưỡng cao, được xếp vào nhóm các thực phẩm bổ sung tinh bột cho cơ thể.

Cây thân mềm có chiều cao khoảng 30 – 80 cm. Củ và chồi phát triển từ phần thân ngầm dưới đất. Một cây có thể cho nhiều củ hình trứng hoặc hình tròn. Củ mọc thành chùm kích thước to nhỏ khác nhau.

Lá khoai tây dạng kép xẻ lông chim. Mỗi lá có khoảng 5 lá chét, 1 lá mọc ở đỉnh giữa và các lá còn lại mọc đối xứng hai bên, đầu lá nhọn. Cây khoai tây cho ra hoa màu tím hoặc trắng . Quả mọng, hình cầu, sắc tím hay xanh nhạt, bên trong có nhiều hạt nhỏ hình thận.

Nguồn gốc – nơi phân bố

Cây khoai tây xuất hiện từ rất lâu đời ở vùng núi Nam Mỹ, Peru và Chile. Cây di thực sang châu Âu vào cuối thế kỷ 16, sau đó được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới để làm lương thực.

Ở Việt Nam, khoai tây chủ yếu được trồng ở những nơi có khí hậu mát mẻ như Đà Lạt, Lâm Đồng hay các tỉnh miền Bắc.

Các loại khoai tây

– Phân theo màu sắc khoai:

  • Khoai tây tím
  • Khoai tây đen
  • Khoai tây vàng nghệ
  • Khoai tây đỏ

– Theo chất khoai:

  • Khoai tây sáp
  • Khoai tây bột

 Theo nguồn gốc xuất xứ

  • Khoai tây Đà Lạt
  • Khoai tây Trung Quốc
  • Khoai tây Solara của Đức
  • Khoai tây Sinora, Diamant của Hà Lan
  • Khoai tây Atlantic của Úc…

Thành phần hoá học củ khoai tây 

  • Trong củ khoai tây có tới 78% nước, 1% muối vô cơ. Gluxit (15-20%) chủ yếu gồm tinh bột kèm theo một ít đường khử, sacaroza và pectin. Protit thay đổi từ 1-2% (tuỳ theo giống) chủ yếu gồm các anbumin, pepton axit amin và nucleoproteit. Dựa vào hiện tượng nứt khi nấu người ta phân biệt ra khoai tây tương đối giàu protit khi nấu không bị nứt và khoai tây ít protit khi nấu bị nứt. Trong loại khoai tây này tỷ lệ hợp chất nitơ, tinh bột dưới 0,12. Loại này được dùng để chế tinh bột khoai tây. Trong khoai tây còn chứa rất nhiều men: amylaza, sucraza, oxydaza…, vitamin B1, B2, C (l00g chứa 15mg vitamin C nằm chủyếu trong lớp vỏ). Trong khoai tây chín và mới dỡ không có solanin. Nhưng trong củ khoai mà vỏ đã xanh (do để ngoài ánh sáng mặt trời) hay đã nẩy mầm, tỷ lệ solanin có thể tới 0,02% do đó có thể gây ra những trường hợp ngộ độc. Khi cắt củ khoai tây để lâu ngoài trời, vết cắt bị đen nâu lại là do các vết của hợp chất polyphenol bị men polyphenoloxydaza trong cây tác động lên.
  • Trong toàn cây khoai tây chứa chất “solanin”, một hỗn hợp glucoancaloit mà phần genin là chất solanidin, chất α solanin là thành phần chính chiếm tới 95%. Thủy phân sẽ cho solanidin, ramnoza, glucoza và galactoza. Các β và γ solanin cũng như các α, β và γchaconin đi kèm thuờng chỉ khác α solanin do số lượng và chất lượng các phân tử oza đính vào phẩn genin.
  • Hàm lượng solanin trong cây tươi có lá rất thấp: 0,01-0,05%, quả chưa chín chứa nhiều hơn (0,10%). Củ khoai tây chín và mới dỡ chỉ chứa rất ít solanin (chủ yếu tập trung ở vỏ và mắt củ) nhưng những củ đã mọc mầm có thể chứa tới 0,02%.
  • Mầm khoai tây tươi chứa 0,04 đến 0,13% solanin. Ta có thể chiết solanin từ mầm khoai tây bằng axit axetic 2%. Sau khi ly tâm và lọc, người ta kiềm hoá bằng ammoniac, chất glucoancaloit thô sẽ kết tủa. Rửa tủa và sấy khô. Tủa khô thu được dùng ête để loại hết solanin đi sau đó hoà tan trong cồn 80° nóng, khi cồn nguội solanin thô sẽ tủa. Tinh chế solanin thô bằng kết tinh nhiều lần. trong cồn.

Thành phần dinh dưỡng của củ khoai tây

Củ khoai tây chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào. Phân tích 100g củ ghi nhận được các chất với hàm lượng như sau:

  • Nước – 75g
  • Năng lượng – 77 kcal
  • Chất xơ – 2,2g
  • Tinh bột – 15, 44g
  • Chất đạm – 2g
  • Chất béo – 0,1g
  • Vitamin nhóm B: B1 – 0,08mg; B2 – 0,03mg; B3 1,05mg; B5 – 0,296; B6 – 0.295
  • Vitamin C – 19,7 mg
  • Vitamin K – 1,9mg
  • Sắt – 0,78mg
  • Canxi – 12mg
  • Magie – 23mg
  • Mangan – 0,153mg
  • Kali – 421 mg
  • Matri – 6mg
  • Kẽm – 0,29mg
  • Photpho – 57mg

Tác dụng của khoai tây

Sở hữu nhiều thành phần yếu tố dinh dưỡng thiết yếu, khoai tây không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà còn có tác dụng làm đẹp da. Ngoài ra, loại củ này còn có rất nhiều công dụng hữu ích cho cuộc sống hàng ngày.

Khoai tây có tác dụng gì với sức khỏe?

Thường xuyên ăn khoai tây có thể giúp cải thiện sức khỏe một cách toàn diện. Dưới đây là những lợi ích đã được chứng minh:

1. Kháng viêm, giảm đau

Công dụng này có được là nhờ hàm lượng vitamin C phong phú có trong khoai tây. Chất này ngoài tác dụng cải thiện sức đề kháng còn là một phương thuốc kháng viêm, giảm đau tự nhiên, an toàn cho cơ thể.

Dân gian thường sử dụng khoai tây tươi đắp ngoài để trị các chứng viêm ngoài da. Khoai tây cũng được đem luộc chín, chườm vào chỗ tổn thương khi còn nóng hoặc làm lạnh trước khi chườm để giảm sưng đau.

Ngoài ra, một số thành phần vitamin và khoáng chất được tìm thấy trong khoai tây như kali, canxi, vitamin nhóm B hay magie cũng có tác dụng tích cực trong việc chống lại sự phát triển của bệnh viêm khớp và các chứng viêm nhiễm ở đường tiêu hóa.

2. Khoai tây cải thiện hệ miễn dịch

Vitamin C rất cần thiết cho hoạt động của hệ miễn dịch. Khoai tây với hàm lượng vitamin C dồi dào có thể giúp bạn củng cố hàng rào bảo vệ của cơ thể. Thực phẩm này có thể cung cấp đến 45% nhu cầu vitamin C cơ thể cần trong ngày. Nó đặc biệt hữu ích cho người già, trẻ em hay những bệnh nhân đang bị suy giảm hệ miễn dịch.

Thường xuyên ăn khoai tây là giải pháp đơn giản giúp phòng ngừa hữu hiệu một số căn bệnh như cảm lạnh, cảm cúm, nhiễm trùng đường hô hấp…

3. Cải thiện chức năng tiêu hóa

Sở hữu nhiều Carbohydrate, củ khoai tây rất dễ tiêu hóa khi được nấu chín. Ngoài ra, thành phần chất xơ dồi dào có trong khoai tây còn hoạt động như một chất nhuận tràng, giúp kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và các vấn đề ở đường ruột.

Người bị táo bón mãn tính có thể uống một ly nhỏ nước ép khoai tây trước các bữa ăn từ 20 – 30 phút, kết hợp dùng các món canh rau chế biến từ khoai tây sẽ giúp đi đại tiện dễ dàng hơn.

4. Khoai tây tốt cho thần kinh và não bộ

Đây cũng là một trong những tác dụng của khoai tây với sức khỏe đã được khoa học chứng minh. Thực phẩm này đặc biệt tốt cho thần kinh và não bộ nhờ có khả năng ổn định lượng đường trong máu, đồng thời làm giãn nở mạch máo, đảm bảo quá trình lưu thông máu đến cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho não bộ và hệ thần kinh trung ương hoạt động.

5. Ngăn ngừa trầm cảm, giảm căng thẳng

Vitamin B6 trong khoai tây khi được hấp thu sẽ được cơ thể chuyển hóa thành một loại hợp chất hữu cơ có tác dụng xoa dịu thần kinh, giảm căng thẳng, lo âu, ngăn ngừa nguy cơ bị trầm cảm.

6. Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Chất xơ trong khoai tây ngoài khả năng thúc đẩy tiêu hóa còn giúp làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu, ngăn ngừa bệnh xơ vữa động mạch và các vấn đề khác về tim mạch.

Thường xuyên chế biến món ăn khoai tây giúp giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch

Cùng với đó, vitamin C và carotenoid có trong loại củ này sẽ giúp ức chế sự phát triển của các gốc tự do có hại, giúp hệ thống tim mạch luôn khỏe mạnh và hoạt động ổn định.

7. Ăn khoai tây giúp ngăn ngừa ung thư

Củ khoai tây chứa chất chống oxy hóa mạnh, giúp giảm thiểu tác hại của các gốc tự do đến tế bào khỏe mạnh. Nó kết hợp cùng với các thành phần khác có trong củ như vitamin A và quercetin có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ác tính, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư nguy hiểm.

8. Hạ huyết áp

Sự kết hợp giữa các thành phần gồm kali, kukoamine và chất xơ hòa tan đã giúp khoai tây trở thành một trong những thực phẩm tốt nhất cho người bị cao huyết áp. Chúng giúp hạ áp bằng cách kích thích mạch máu giãn nở và ổn định nồng độ glucose trong máu, đảm bảo cho quá trình lưu thông máu diễn ra thông suốt.

9. Phòng ngừa bệnh sỏi thận, bệnh gút

Củ khoai tây chứa rất ít purin nhưng lại giàu vitamin C có khả năng làm giảm axit uric trong máu, qua đó ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh gút.

Người có nguy cơ bị sỏi thận cao cũng nên tăng cường bổ sung khoai tây đều đặn trong các bữa ăn để bổ sung sắt và can xi trong cơ thể, chống lại sự hình thành sỏi trong thận.

10. Khoai tây hỗ trợ điều trị loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản

Một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học thuộc trường đại học Manchester – Anh cho thấy, loại củ này chứa nhiều phân tử kháng khuẩn đặc biệt, có khả năng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

Bên cạnh đó, thành phần tinh bột và chất xơ trong khoai tây khi vào dạ dày sẽ giúp thấm hút bớt axit và dịch tiết trong dạ dày. Qua đó tạo điều kiện để tổn thương mau lành, giảm nguy cơ mắc bệnh trào ngược axit dạ dày thực quản.

11. Giảm phù mặt

phù mặt là dấu hiệu của nhiều bệnh lý, điển hình là các vấn đề về gan, thận. Bạn có thể khắc phục triệu chứng này nhanh chóng bằng cách xắt lát khoai tây và đắp lên mặt. Sau khoảng 30 phút sẽ thấy tình trạng được cải thiện đáng kể.

12. Tốt cho bệnh nhân đái tháo đường

Khoai tây có tác dụng gì đối với người bị tiểu đường? Đối với những người mắc căn bệnh này, khoai tây có tác dụng tích cực trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh. Nó hoạt động bằng cách ổn định nồng độ glucose trong máu, giúp bệnh nhân kiểm soát tốt bệnh và giảm thiểu nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm.

13. Củ khoai tây giúp giảm cân an toàn

Khoai tây chứa hàm lượng chất béo rất thấp nhưng lại giàu dưỡng chất. Sử dụng thực phẩm này trong thực đơn ăn kiêng, bạn sẽ cắt giảm được đáng kể lượng chất béo tiêu thụ mà vẫn đảm bảo được nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của cơ thể.

Khoai tây thường có mặt trong thực đơn giảm cân an toàn của người bị béo phì

14. Chữa bỏng

Vết bỏng nếu không được xử lý kịp thời sẽ ăn sâu vào trong và để lại sẹo xấu. Nếu không may bị bỏng, bạn nên nhanh chóng xả vết thương dưới nước lạnh cho đến khi hết cảm giác nóng rát. Sau đó, lấy củ khoai tây đã được rửa sạch xắt lát mỏng đắp lên khu vực bị bỏng để làm dịu tổn thương, chống viêm, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn.

Tác dụng của khoai tây trong làm đẹp

1. Làm trắng da, trị nám, tàn nhang

Mỗi tuần đắp mặt nạ khoai tây từ 2 – 3 lần sẽ giúp da trắng dần lên trông thấy, các vết nám, tàn nhang trên da cũng mờ dần. Khoai tây phát huy tác dụng này bằng cách bổ sung vitamin C giúp bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời, ức chế sự phát triển của các hắc sắc tố melamin và cải thiện sắc tố da từ bên trong.

Bạn có thể đắp mặt nạ khoai tây tươi hoặc khoai tây nghiền nguyên chất. Có thể kết hợp cùng sữa tươi, sữa chua không đường hay mật ong để đẩy nhanh hiệu quả.

2. Dưỡng ẩm

Khoai tây chứa nhiều vitamin A, B1, B2, E. Những chất này có khả năng cấp ẩm, giữ nước cho da. Bạn hãy lấy củ khoai hấp chín, sau đó nghiền nhuyễn chung với 1 thìa cà phê dầu dừa và đắp lên da, lưu lại mặt nạ trong 20 phút. Đều đặn thực hiện 3 lần mỗi tuần sẽ giúp mang đến cho bạn một làn da mềm mại, mịn màng, bớt bong tróc, nứt nẻ.

3. Cấp cứu cho làn da bị cháy nắng

Làn da bị cháy nắng thường có biểu hiện ửng đỏ, căng rát, thậm chí là bị phồng rộp. Để loại bỏ cảm giác khó chịu này, bạn chỉ cần lấy củ khoai tây tươi thái mỏng rồi đắp trực tiếp lên khu vực tổn thương. Nó sẽ nhanh chóng cấp ẩm làm dịu da và bổ sung các vitamin và khoáng chất đẩy nhanh tốc độ tái tạo của da.

4. Làm mờ vết thâm

Chất nhựa trong khoai tây có đặc tính tẩy. Khi lấy lát khoai chà sát lên vết thâm sẽ giúp khu vực này sáng đều màu so với vùng da xung quanh. Nó có hiệu quả đối với nhiều loại vết thâm khác nhau như vết thâm sau bỏng, vết thâm do mụn để lại hay vết thâm quầng mắt.

5. Trị mụn trứng cá bằng khoai tây

Khi dùng theo đường miệng, khoai tây có tác dụng làm mát gan, thải độc, chống viêm và kích thích tái tạo da, đẩy lùi mụn trứng cá từ bên trong. Ngoài ra, khoai tây còn được sử dụng theo đường bôi và đắp ngoài để sát trùng, làm sạch da, tiêu diệt vi khuẩn gây mụn từ bên ngoài.

Cách làm mặt nạ khoai tây trị mụn trứng cá như sau:

  • Cách 1: Lấy 1- 2 lát khoai tây tươi đắp lên khu vực bị mụn, để 30 phút sau thì gỡ ra. Lặp lại 3 – 4 lần mỗi tuần cho đến khi nốt mụn biến mất hoàn toàn.
  • Cách 2: Hấp chín 1/2 củ khoai tây, nghiền nát. Sau đó thêm vào 1 thìa dầu ô liu ( hoặc mật ong, sữa tươi, sữa chua hay gel nha đam). Đắp mặt nạ trị mụn lên mặt 20 phút rồi rửa sạch lại. Thực hiện 3 lần mỗi tuần.

6. Giảm sưng bọng mắt

Ngủ không đủ giấc hoặc ăn mặn khiến cho bọng mắt của bạn sưng phù mất thẩm mỹ. Đừng quá lo lắng, hãy cắt vài lát khoai tây và cho vào ngăn đông tủ lạnh 5 phút rồi lấy ra đắp lên mắt. Củ khoai tây sẽ giúp tiêu thũng, giảm sưng bọng mắt nhanh chóng.

7. Xóa mờ nếp nhăn

Khoai tây giúp xóa mờ nếp nhăn bằng cách kích thích sản sinh collagen cải thiện độ đàn hồi và kết cấu da. Qua đó giúp da trở nên căn mịn hơn.

Để phát huy được tác dụng của khoai tây trong việc xóa nếp nhăn, bạn hãy ép củ lấy nước. Sau đó trộn nước ép khoai tây với 1/2 hũ sữa chua không đường. Thoa hỗn hợp lên những vùng da có nếp nhăn như trán, đuôi mắt hay hai bên khóe miệng. Để yên mặt nạ trong 20 phút kết hợp mát xa theo chuyển động tròn để đưa các dưỡng chất thấm sâu vào bên trong và phát huy được hiệu quả tốt nhất.

8. Dưỡng tóc, kích thích tóc mọc nhanh và dày

Sử dụng nước ép khoai tây kết hợp với 1 cái lòng trắng trứng gà và mật ong làm mặt nạ ủ tóc là cách làm tóc mọc nhanh và dày hơn khá đơn giản đang được nhiều người áp dụng.

9. Chống lão hóa da

Đây cũng là một trong những công dụng tuyệt vời của khoai tây trong làm đẹp. Thực phẩm này cung cấp nhiều vitamin C và các khoáng tố cần thiết giúp làm chậm tiến trình lão hóa, làm tăng sức đề kháng cho da, duy trì nhan sắc cho chị em phụ nữ.

10. Thu nhỏ lỗ chân lông, tẩy tế bào chết

Lỗ chân lông to không chỉ khiến bạn kém sắc mà còn rất dễ phát sinh mụn. Thường xuyên đắp mặt nạ khoai tây sẽ giúp khắc phục được tình trạng này.

Ngoài ra, khoai tây còn được sử dụng để thay thế cho các loại kem tẩy tế bào chết chứa nhiều hóa chất độc hại trên thị trường. Bạn lấy 4 thìa nước ép khoai tây trộn chung với đường rồi mát xa lên da mặt một lần mỗi tuần sẽ giúp kích thích các tế bào chết bong ra một cách nhẹ nhàng.

Tác dụng của khoai tây trong đời sống

Không chỉ tốt cho sức khỏe và làm đẹp, khoai tây còn có nhiều công dụng hữu ích đối với cuộc sống. Dân gian có nhiều mẹo vặt hay từ củ khoai tây như sau:

1. Chữa món canh bị mặn

Nêm nếm quá tay có thể khiến món canh của bạn bị mặt. Đừng quá lo lắng, các bà nội trợ có thể xử lý tình huống này bằng cách gọt vỏ củ khoai tây rồi cắt làm đôi hoặc làm ba, thả vào nồi canh. Nấu thêm khoảng 10 phút khoai tây sẽ hút bớt vị mặn, cân bằng vị cho món ăn.

2. Làm sạch vết gỉ sét ở đồ dùng bằng kim loại

Nhờ có đặc tính tẩy mạnh, khoai tây hoạt động như một chất chống gỉ xét. Nếu xoong nồi hay đồ dùng bằng kim loại trong nhà bạn để lâu ngày dẫn đến gỉ sét, hãy cắt đôi củ khoai tây rồi chấm vào muối và baking soda, chà đi chà lại chỗ cần đánh bóng sẽ giúp làm sạch vết ố vàng, gỉ sét.

3. Khoai tây làm sạch vết bẩn trên quần áo và một số chất liệu khác

Xay nhuyễn khoai tây rồi lấy bông gòn chà nhẹ lên vết bẩn rồi đi rửa lại với nước. Khoai tây sẽ giúp tẩy bỏ vết bẩn ở nhiều chất liệu khác nhau, bao gồm cả kim loại, vải vóc hay chất liệu da.

4. Đánh bóng giày

Giày dép đi lâu ngày sẽ không còn sáng bóng như trước. Bạn hãy lấy củ khoai tây cắt làm đôi và chà mặt cắt lên toàn bộ mặt ngoài của đôi giày. Để khoảng 5 phút rồi lau lại bằng khăn mềm sẽ giúp đôi giày sáng bóng gần như mới mua.

5. Lau sạch bề mặt kính với khoai tây

Cắt đôi củ khoai tây rồi chà lên khắp bề mặt kính. Cuối cùng, dùng khăn ẩm lau lại sẽ giúp làm sạch kiếng mà không cần phải sử dụng xà bông.

6. Tưới cây bằng nước luộc khoai

Nước luộc khoai cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng. Vì vậy bạn đừng bỏ đi, hãy tận dụng nó để tưới cây sau khi nước luộc đã nguội hoàn toàn. Như vậy sẽ giúp cây tươi tốt và nhanh lớn hơn.

  • Lưu ý khi ăn khoai tây

Từ củ khoai tây bạn có thể chế biến ra nhiều món ăn ngon như khoai tây hầm xương, khoai tây xào thịt, khoai tây đút lò, khoai tây chiên. Trước khi sử dụng, nên gọt sạch vỏ khoai tây và ngâm trong nước 15 – 20 phút để loại bỏ bớt acrilamit – một chất không có lợi cho sức khỏe được tìm thấy trong củ.

Hạn chế ăn món khoai tây chiên. Món ăn này không chỉ gây tăng cân mà khi chiên với dầu còn tạo ra nhiều cholesterol xấu gây hại cho tim mạch

Không kết hợp khoai tây chung với cà chua. Hai thực phẩm này khi được tiêu thụ cùng lúc sẽ gây ra những cục khó tiêu, làm tăng gánh nặng cho dạ dày.

Khi chế biến khoai tây, chỉ nên nấu vừa chín tới. Không nên đun nấu quá lâu khiến vitamin C và một số chất dinh dưỡng bị phân hủy.

Không ăn những củ khoai tây màu xanh hoặc khoai đã mọc mầm. Những củ này chứa nhiều chất solanine có thể gây ngộ độc, thậm chí là tử vong.

Củ khoai tây sống chứa hàm lượng vitamin C cao hơn hẳn so với khoai tây đã qua chế biến. Bạn có thể ăn khoai tây sống hoặc ép tươi lấy nước uống. Tuy nhiên chỉ nên dùng với lượng vừa phải vì tiêu thụ quá nhiều củ khoai tây sống có thể gây ra nhiều vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, đầy hơi, chướng khí…

Sử dụng nguồn khoai tây an toàn, không chứa chất bảo quản, chất tẩy rửa.

Củ khoai tây dù có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe nhưng không phải ai cũng dùng được. Người bị dị ứng với khoai tây tuyệt đối không nên ăn. Bệnh nhân bị tiểu đường, phụ nữ có thai nên hạn chế sử dụng.

Giới thiệu: Minh Quỳnh

Minh Quỳnh là thạc sỹ tâm lý học, chủ trang web Kết Nối Phụ Nữ, chuyên chia sẻ thông tin hữu ích nhất cho phụ nữ dùng bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau!

Viết một bình luận

0 Shares
Share
Tweet
Pin