những tác dụng của hoa đậu biếc đối với sức khỏe

các quán trà sữa hiện nay đang rất thịnh hành với món thức uống lạ mang nhiều màu sắc: xanh biếc, tim tím, hồng hồng… Đó là trà làm từ hoa Đậu biếc, nó không chỉ đẹp mắt mà còn nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Đậu biếc còn gọi là Đậu hoa tím,Bông biếc với tên khoa học là Clitoria ternatean, là một loài cây leo, thân thảo,thuộc họ đậu sống nhiều năm, thường được trồng làm hàng rào hoặc thành giàn hoa.

Hoa có màu xanh tím và màu hồng, nhưng phổ biến nhất là màu xanh tím, Nhiều người thích thú khi thưởng thức món thức uống lạ mang nhiều màu sắc: xanh biếc, tim tím, hồng hồng… ở các quán trà sữa. Đó là trà làm từ hoa Đậu biếc, không chỉ đẹp mắt mà còn nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Trà hoa Đậu biếc có nguồn gốc từ Thái Lan, sau đó sang Đài Loan, Hồng Kông, Việt Nam và một số nước vùng Đông Nam Á. Trong những công trình nghiên cứu khoa học, người ta đã phân tích được từ hoa Đậu biếc nhiều hợp chất hóa học hữu cơ, đáng chú ý là 2 hoạt chất: anthocyanin (một loại flavonoid) tạo nên màu xanh rực rỡ của hoa và cliotide.

Hoa có màu xanh tím, xanh lam đậm hoặc màu hồng, nhưng phổ biến nhất là màu xanh tím.

Hoa Đậu biếc (dùng tươi, sấy khô hay tán thành bột) khi ngâm trong nước khoảng 5 phút sẽ được một loại nước có màu xanh biếc, không mùi vị.

Lọc xác hoa lấy phần nước. Sau đó đổ vào hỗn hợp đường (mật ong), đá hoặc sinh tố, cocktail (có thêm trái cây khác như dâu tây, táo…), thêm một chút hương vani thì sẽ thành một thức uống có màu sắc tuyệt đẹp. Màu này biến đổi từ xanh biếc, hồng đến tím tùy theo lượng hoa và nguyên liệu pha chế.

Thực phẩm làm từ hoa Đậu biếc không những trông đẹp mắt mà còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe  Màu xanh biếc của hoa Đậu biếc lại dễ dàng tan trong nước với thời gian rất ngắn, chỉ khoảng vài phút.

Trà hoa Đậu biếc sẽ giúp cải thiện sức khỏe bằng cách ngăn chặn các tác động có hại của các gốc tự do gây ra.

cây hoa đậu biếc trồng và chăm sóc cũng rất đơn giản chỉ cần bạn biết một chút về kỹ thuật trồng cây hoa đậu biếc là cũng có thể có một giàn hoa tuyệt đẹp rồi đó.

Những tác dụng đối với sức khỏe của hoa Đậu biếc:

1.Tác dụng làm đẹp

Trong thành phần của hoa đậu biếc có chứa một số hoạt chất có thể giúp cải thiện sức khỏe tế bào. Các hoạt chất này cũng có tác dụng làm máu lưu thông tốt đến mọi ngóc ngách cơ thể giúp nuôi dưỡng tốt da lông, làm chậm sự lão hóa, ngăn ngừa rụng tóc và làm cho tóc đen bóng mượt.

Không chỉ vậy, trong hoa đậu biếc còn chứa thành phần anthocyanin, chất này có thể làm ức chế được phản ứng peroxy hóa lipid, ngăn ngừa việc tích tụ chất béo trong nội tạng, vì vậy có thể giúp duy trì vóc dáng thon thả, phòng tránh bệnh béo phì.

Uống trà đậu biếc mỗi tối trước khi ngủ sẽ làm giảm lượng mỡ thừa ở chị em phụ nữ. Đồng thời, nó làm giảm căng thẳng lo âu, giảm stress và bảo vệ tim mạch.

2.công dụng Cải thiện thị lực

Việc tăng cường máu đến các cơ quan cũng giúp cho dòng chảy của máu qua các mao mạch của mắt được cải thiện, làm mắt được bảo vệ tốt, thị lực tăng lên. Mắt được bảo vệ tránh những tổn thương do các gốc tự do nên làm chậm sự tiến triển của đục thủy tinh thể, giúp điều trị những tổn thương của võng mạc.

3. An thần, giảm lo âu, ngừa trầm cảm

Theo các tài liệu cổ, hoa Đậu biếc có tác dụng an thần, giảm lo âu, ngừa trầm cảm là do màu xanh của hoa. Đây là lý luận của Ayurveda Ấn Độ và Trung Y.

4. Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Sử dụng hoa đậu biếc có thể giúp bạn giảm làm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường vì loại hoa này có thể làm tăng tiết insulin giúp kiểm soát lượng đường trong máu, làm giảm một phần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

5. Ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị ung thư

Trong hoa đậu biếc có một số thành phần giúp chống oxy hóa nên có thể giảm được tối đa việc hình thành các gốc tự do, giúp ngăn chặn các tác động có hại của các gốc tự do gây ra.

Bên cạnh đó, sử dụng hoa đậu biếc còn có tác dụng trong việc bảo vệ màng tế bào, ổn định di thể trong nhân tế bào, tăng khả năng nhận diện ung thư của bạch cầu và thực bào, từ đó hạn chế được sự phát triển của tế bào ung thư và đồng thời bảo vệ bệnh nhân trong quá trình xạ trị.

6. Tăng cường sức khỏe, bớt mệt mỏi, giảm căng thẳng

Trong món ăn, thức uống làm từ hoa Đậu biếc đã có những hoạt chất có ích nên hiển nhiên cơ thể được tăng cường sức khỏe, bớt mệt mỏi. Lúc uống trà hoa Đậu biếc, khách lại có cảm giác khoan khoái, thư giãn khi ngắm nhìn màu xanh biếc, hoặc tím ngắt, hay hồng hồng của trà sau những lúc làm việc căng thẳng.4. Tăng cường hệ miễn dịch

Hoa đậu biếc có màu xanh, trong màu xanh này có chứa hoạt chất anthocyanin, có tác dụng bảo vệ DNA và lipid peroxidation khỏi các tổn thương và tăng cường sản xuất cytokine để tăng miễn dịch cho cơ thể.

7. Tính kháng khuẩn

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thành phần cliotide trong hoa đậu biếc có khả năng kháng khuẩn in vitro chống lại E. coli, K. pneumoniae, và P. aeruginosa.

8. Tốt cho tim mạch

Sử dụng hoa đậu biếc cũng rất tốt cho hệ tim mạch. Vì sử dụng hoa đậu biếc có thể giảm huyết áp, bảo vệ thành mạch, ngừa xơ cứng mạch máu và giảm thuyên tắc máu ngăn ngừa huyết khối não, từ đó làm giảm nguy cơ tử vong do động mạch vành.

Hoa đậu biếc có rất nhiều công dụng, tuy nhiên, vì nó chứa anthocyanin có tác dụng ức chế sự kết tụ tiểu cầu, tăng lưu thông máu, thúc đẩy sự co bóp tử cung nên lưu ý cẩn thận hạn chế dùng trong các trường hợp: Có thai, đang hành kinh, đang chuẩn bị phẫu thuật hoặc đang dùng thuốc chống đông máu,…

Cách làm trà hoa đậu biếc tại nhà

Hoa đậu biếc nếu bạn biết cách sử dụng sẽ đạt được hiệu quả nhanh chóng trong việc điều trị bệnh. Thông thường, người ta sẽ dùng hoa đậu tím để pha trà, chế biến siro và làm phẩm màu thực phẩm. Dưới đây là các pha trà đậu biếc tại nhà đơn giản dễ thực hiện:

– Sử dụng 4 – 5 bông đậu biếc khô và chuẩn bị 200ml – 400ml nước sôi.

– Cho dược liệu vào ấm trà rồi cho nước sôi đã chuẩn bị vào hãm trong vòng 20 phút để dược chất trong trà ra hết. Sau đó, là có thể thưởng thức.

Uống trà hoa đậu biếc đúng cách, tốt cho sức khỏe

Trà hoa đậu biếc có tác dụng gì? Như đã nói ở trên, loài trà này có công dụng vừa làm đẹp, lại vừa tốt cho sức khỏe.

Chính vì thế mà uống trà đậu biếc mỗi ngày sẽ giúp bạn chống lão hóa da và tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên, chỉ nên uống 200ml – 400ml trà mỗi ngày thôi để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Hương vị trà hoa đậu biếc

Sau khi trà ra hết, bạn sẽ thấy nước trà có một màu xanh biếc rất đẹp rất đặc trưng, khác hẳn màu nước trà của những loại trà trước đó.

Hương vị trà lan tỏa mang hương thơm nhẹ, khi uống vào sẽ có vị đắng trong miệng nhưng khi đến cổ sẽ có vị ngọt dịu lại. Khiến cho người thưởng thức nhớ mãi không quên.

Đặc biệt, loại trà này rất tốt đối với chị em phụ nữ, người lớn tuổi, người già. Để ngủ ngon hơn, bạn có thể thêm vào trà vài nụ hoa cúc trắng.

mặc dù hoa đậu biếc có những công dụng cũng như tác dụng rất tốt cho sức khỏe những loài hoa này cũng có một số tác hại nếu không dùng đúng cách.

Tác hại của hoa đậu biếc đối với phụ nữ mang thai

Hoa đậu biếc có chứa anthocyanin, nó có khả năng làm tử cung co bóp mạnh. Chính vì thế, phụ nữ đang trong thai kỳ không nên sử dụng vì có thể sẽ gây những tình trạng xấu đến thai nhi.

Tác hại của hoa đậu biếc đối với trẻ em và trẻ sơ sinh

Cơ thể trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ còn non yếu nên cha mẹ cũng hạn chế cho con dùng hoa đậu biếc. Đặc biệt với các bé hệ tiêu hóa kém thì có thể bị tiêu chảy, buồn nôn khi ăn các loại thực phẩm chế biến từ hoa đậu biếc. Có nhiều chất trong hoa đậu biếc mà cơ thể trẻ nhỏ không hấp thụ được, từ đó dễ sinh ra phản ứng phụ.

Với những nhà trồng cây hoa đậu biếc, cha mẹ nên chú ý rào cây lại hoặc tạo khoảng cách an toàn đối với bé. Tránh trường hợp con nghịch ngợm, tự ý bứt hoa và hạt cây đậu biếc, ăn vào sẽ gây nguy hiểm. Cha mẹ nên nhắc bé không được tự ý chơi với hạt và hoa đậu biếc.

 Tác hại của hoa đậu biếc đối với người lớn

Với các trường hợp chuẩn bị phẫu thuật hoặc đang uống thuốc chống đông máu thì nên hạn chế dùng hoa đậu biếc. Liều dùng hoa đậu biếc ở người lớn tốt nhất là không quá 100g/ngày. Nếu uống trà hoa đậu biếc để trị bệnh thì không dùng quá 5 bông/ấm.

Tác dụng phụ của trà đậu biếc

Trà đậu biếc có tác dụng phụ không? Thông thường, những ai có huyết áp và đường huyết thấp thì nên cân nhắc sử dụng điều độ. Bởi trong đậu biếc có thành phần làm hạ huyết áp và giảm đường huyết. Dù vậy, nó chỉ gây ra các tình trạng như hơi choáng, chóng mặt, buồn nôn mà thôi chứ không gây nguy hiểm gì đến tính mạng chúng ta.

Chỉ nên sử dụng 4 – 5 nụ đậu biếc khô mỗi ngày để pha với 200 – 400ml nước sôi để uống là tốt nhất. Không nên quá lạm dụng vào nó.

những món ăn thức uống đươc làm từ hoa đậu biếc

không chỉ dùng để làm trà đậu biếc mà những món ăn được làm từ hoa đậu biếc rất đa dạng một số món ăn phải kể đến như : xôi hoa đậu biếc,bánh chưng,cơm,thạch rau câu,bánh trôi..,kết hợp cùng hoa đậu biếc đều rất ngon và tốt cho sức khỏe.

thông qua bài viết này ,bạn có thể biết được công dụng cũng như những lợi ích từ hoa đậu biếc đối với sức khỏe rồi đó.

Giới thiệu: Minh Quỳnh

Minh Quỳnh là thạc sỹ tâm lý học, chủ trang web Kết Nối Phụ Nữ, chuyên chia sẻ thông tin hữu ích nhất cho phụ nữ dùng bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau!

Viết một bình luận

0 Shares
Share
Tweet
Pin