cách ngâm rượu ba kích thơm ngon bổ dưỡng nhất

không chỉ thơm ngon bổ dưỡng trên bàn nhậu mà uống rượu ba kích có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như ôn thận, mạnh gân cốt, trợ dương, trừ phong thấp. Các lương y xưa thường dùng rượu ba kích thay cho thuốc trị bệnh yếu sinh lý ở nam giới, chữa di tinh, lưng gối mỏi đau, gân cốt yếu mềm.

Rượu ba kích từ xưa đến nay luôn được xem là một trong những loại đặc sản quý không chỉ nam giới mà nữ giới đều rất thích uống,

Củ ba kích dùng ngâm rượu thường có màu tím, vị ngọt nhẹ, mùi thơm của ba kích đặc trưng,uống rất êm và có tác dụng dược lý rõ rệt

Rượu ba kích có tác dụng gì?

Ba kích hay còn được biết đến với cái tên khác là kích thiên, ruột gà hay cây nhàu thuốc là một thực vật thuộc họ cà phê, chi Nhàu. Tên khoa học của ba kích là Gynochthodes Officinalis.

Bộ phận được sử dụng làm thuốc của ba kích là phần rễ và phần củ. Trong Đông y, ba kích là loại thảo dược có tính ôn, vị cay, hơn chát và ngọt. Thông thường, phần rễ và củ sẽ được dùng để ngâm cùng với rượu dùng chữa nhiều loại bệnh.

  • chọn ba kích ngâm rượu

– Chọn củ ba kích không cần to, chọn củ già sần sùi vì củ càng già ngâm chất rượu tốt hơn, không chọn củ trơn bóng.

– Nên chọn ba kích tím ngâm uống bổ dưỡng ba kích trắng.

– Rửa bằng nước sạch và dùng bàn chải chà cho hết đất. Rửa nhiều lần cho đến khi nước trong thì vớt vào rổ để cho ráo nước

  • chọn rượu và bình để ngâm

– Rượu để ngâm ba kích là rượu nếp trắng hoặc rượu tẻ, nguyên chất, không nên lấy rượu men tàu.

– Rượu nếp từ 40-50 độ. Rượu đã được để vài tháng càng tốt.

– Để đúng cách ngâm rượu ba kích ngon thì không nên ngâm bình hoặc chai nhựa. Nên là bình thủy tinh hoặc bình gốm không tráng men bên trong.

rút lõi ba kích

Theo kinh nghiệm từ xưa các cụ truyền lại lõi ba kích tím là lõi gỗ, không hề có dược tính. Lõi ba kích tím có vị chát.

Chính vì vậy khi ngâm rượu ba kích tím ta nên bỏ phần lõi này đi. Nếu ngâm mà để phần lõi ba kích tím thì rượu ba kích sẽ bị ám vị chát của phần lõi này, nó làm giảm đi mùi vị thơm ngon của rượu ba kích.

Trên thị trường hiện nay phổ biến hai loại ba kích, là ba kích rừng và ba kích trồng. Tuy nhiên, lượng ba kích rừng trong tự nhiên tại Việt Nam rất khan hiếm, do đó ba kích trồng là giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu chữa bệnh và sử dụng. Nhưng do đặc tính môi trường phát triển khác nhau, mà mỗi loại ba kích sẽ có cách lấy lõi khác nhau.

Cách bỏ lõi củ ba kích bằng tay

Đối với những củ ba kích trồng thường mọng nước, khá mềm nên việc rút lõi khá dễ dàng, bạn có thể dùng tay không là rút được lõi. Hoặc có thể để củ ba kích héo bớt đi, sau đó dễ dàng rút phần lõi rời khỏi phần thịt.

Ngoài ra, bạn có thể dùng dao tách đôi rễ ba kích, tiếp theo kéo đầu lõi về phía sau, như vậy lõi sẽ được tách rời khỏi vỏ.

Cách lấy lõi củ ba kích bằng cách đập dập

Không giống ba kích trồng, ba kích rừng mọc tự nhiên có bộ rễ sần sùi, rất cứng và dai nên không dễ rút được lõi của nó. Vì vậy, cánh bỏ lõi củ ba kích rừng nhanh chóng là đập dập rễ. Bạn chỉ cần cho chúng lên thớt hay bệ và dùng đòn tác dụng lực vào rễ để đập dập. Khi đập, lưu ý dùng lực vừa phải đủ để tách ruột và tránh rễ bị vỡ vụn, gây lãng phí.

Bên cạnh đó, ba kích rừng mọc ở những nơi khô cằn nên lượng nước trong rễ thường nhỏ; do đó trước khi tách không nên đem phơi vì làm vậy sẽ càng khó tách lõi hơn.

cách ngâm rượu ba kích uống ngon nhất

Cách ngâm rượu củ ba kích thường được lưu truyền qua hình thức truyền miệng và phổ biến trong dân gian nhiều đời nay.

Trên thực tế, cách làm rượu ba kích hiện nay hoàn toàn dựa trên sở thích của mỗi người. Tuy nhiên, cách ngâm rượu ba kích trắng, cách ngâm rượu ba kích tím đều theo một công thức chuẩn là kết hợp sử dụng 1kg ba kích tươi với 5 lít rượu (thường là sử dụng rượu trắng hoặc rượu gạo)….., Trong trường hợp bạn ngâm ba kích khô thì tỷ lệ ngâm rượu ba kích sẽ là 1 kg ba kích khô và 8 lít rượu.

Cách ngâm rượu ba kích tươi

Bạn thực hiện ngâm củ ba kích tươi như sau:

  • Nguyên liệu chuẩn bị: 1kg củ tươi, 5 lít rượu trắng
  • Lưu ý lựa chọn củ ba kích tươi có nhiều nước để làm loãng và giảm nồng độ rượu tốt nhất.
  • Ba kích sau khi rút lõi, rửa sạch cho vào bình thủy tinh
  • Đổ toàn bộ rượu đã chuẩn bị vào bình, đậy kín nắp và để ở nơi khô ráo thoáng mát

Cách ngâm rượu ba kích khô

Cách ngâm rượu ba kích khô như sau:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 1kg củ ba kích khô, 8 lít rượu trắng
  • Sao lại ba kích trên lửa nhỏ trong khoảng 15 phút, tạo mùi thơm cho rượu sau khi ngâm
  • Đổ rượu và tráng qua bình, cho ba kích đã sao vào bình đã tráng rượu
  • Đổ rượu đã chuẩn bị lên trên, đậy kín nắp bình
  • Để đảm bảo rượu không bay hơi, bạn có thể sử dụng một miếng lót bằng ni lông đặt ở nắp bình trước khi đậy nắp

Ngoài hai cách ngâm độc vị kể trên, bạn có thể kết hợp cùng các vị thảo dược khác để nâng cao công dụng điều trị bệnh.

Rượu ba kích ngâm bao lâu thì uống được ?

– Ba kích đem ngâm rượu từ 2 – 3 tháng là có thể dùng được.

– Tuy nhiên, rượu ngâm càng lâu thì các dưỡng chất trong củ ba kích sẽ được chiết xuất càng nhiều, chất lượng rượu cũng bổ và ngon hơn.

– Cho nên để có được thành phẩm rượu ba kích tốt nhất, bạn nên ngâm rượu trong vòng 3 tháng trở lên sau đó hãy sử dụng.

– Khi ngâm trên 6 tháng, rượu sẽ êm và bớt gắt hơn nên uống sẽ dễ chịu và ngon hơn.

– Theo kinh nghiệm dân gian, ba kích ngâm rượu sẽ có chất lượng tốt nếu chúng ta đem chôn trong lòng đất một thời gian.

– Do đó, bạn cũng có thể hạ thổ để rượu ba kích có mùi vị ngon nhất.

– Đối với việc hạ thổ, bạn nên chọn loại rượu có nồng độ khoảng 47 – 50 độ và nên ngâm ít nhất 7 tháng để rượu cho hiệu quả tốt nhất.

– Đồng thời bình cần đạy thật kín để không là hư rượu.

Một vài lưu ý khi sử dụng rượu ba kích

Để đảm bảo được hiệu quả, khi sử dụng rượu ba kích bạn nên chú ý những điểm sau:

Dù rượu ba kích tốt nhưng bạn chỉ nên sử dụng ở một liều lượng vừa phải, uống nhiều có thể gây hại nên các bộ phận khác của cơ thể. Cụ thể liều lượng được khuyến cáo là 20-30ml một bữa và một ngày được sử dụng trong 2 bữa.
Chú ý lựa chọn nồng độ rượu ngâm phù hợp tránh trường hợp sử dụng xong khiến bạn say xỉn do nồng độ cồn
Sử dụng rượu ba kích có thể gây ra chứng huyết áp thấp nên các đối tượng có tiền sử hoặc đang bị huyết áp thấp cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng để tránh gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bản thân
Rượu ba kích tuyệt đối không được sử dụng cho phụ nữ có thai và trẻ em

Hy vọng, cách ngâm rượu ba kích phunuketnoi chia sẻ cho bạn,sẽ giúp bạn có những bình rượu ba kích ngon bổ dưỡng cho cơ thể,chúc bạn thành công.

Giới thiệu: Minh Quỳnh

Minh Quỳnh là thạc sỹ tâm lý học, chủ trang web Kết Nối Phụ Nữ, chuyên chia sẻ thông tin hữu ích nhất cho phụ nữ dùng bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau!

Viết một bình luận

0 Shares
Share
Tweet
Pin