ba kích,tác dụng bổ thận tráng dương tăng cường sinh lý

ba kích được biết đến như là một loại thảo dược quý có tác dụng rất tốt cho sức khỏe,Trong Đông y, vị thuốc này được dùng trong rất nhiều bài thuốc với nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau.

Lợi ích tốt nhất của rượu ba kích (cây ba kích ngâm rượu) là bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực phái mạnh. Cây ba kích cũng thường được sử dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau,tùy theo mỗi nhu cầu của sức khỏe.

ba kích là gì ?

Ba kích hay còn có nhiều tên gọi khác như ba kích thiên, diệp liễu thảo, đan điền âm vũ, dây ruột gà,… Đây là cây dây leo, dạng thân thảo, thân non màu tím, thân mảnh, có nhiều lông mịn, phía sau nhẵn. Cây mọc leo thành bụi ven rừng với độ cao dưới 500m. Lá đơn nguyên, mọc đối, có hình mác hoặc hình bầu dục, thuôn nhọn, cứng, đầu là ngọn gấp, đuôi lá hình tròn hoặc hình tim. Phiến lá khi non có màu xanh, già chuyển sang màu trắng mốc và có màu nâu tím khi lá khô, lá kèm mỏng ôm sát thân. Mặt dưới phiến lá có khoảng 8 cặp gân thứ cấp.

cây ba kích

Hoa ba kích có kích thước khá nhỏ, tập trung thành tán ở đầu cành, lúc non màu trắng, sau hơi vàng. Hoa ba kích có chiều dài 0,3 – 1,5cm, đài hoa hình chén hoặc hình ống gồm những lá đài nhỏ phát triển, không đều. Quả có hình cầu, khi chín màu đỏ. Mùa hoa thông thường rơi vào tháng 5 – 6, tháng 7 – 10 là tới thời gian kết trái. Rễ ba kích được dùng làm thuốc, cắt thành từng đoạn ngắn, dài trên 5cm, đường kính khoảng 5mm, có nhiều chỗ đứt để lộ ra lõi nhỏ bên trong. Vỏ ngoài của rễ có màu nâu nhạt hoặc hồng nhạt, kèm vân dọc, bên trong là thịt màu hồng hoặc tím, vị hơi ngọt.

Ở Việt Nam, ba kích là một loại cây mọc hoang, phân bố nhiều ở vùng đồi núi thấp của miền núi và trung du ở các tỉnh phía Bắc. Người ta tìm thấy loại cây này nhiều ở Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Hà Bắc, Lạng Sơn, Hà Giang, Hà Nội. Sau 3 năm sinh trưởng và phát triển, vào khoảng thời gian tháng 10 – 11, ba kích có thể thu hoạch bằng cách dùng cuốc đào rộng xung quanh gốc, lấy toàn bộ rễ rửa sạch. Loại rễ to, mập, cùi dày, màu tía là loại tốt nhất, có giá bán khá cao trên thị trường.

ba kích có tác dụng gì ?

  • Theo đông y , ba kích có tác dụng bổ thận tráng dương, trừ phong thấp, mạnh gân cốt. Dùng trong các trường hợp phong tê thấp, chân tay nhức mỏi. Các trường hợp nội tiết, sinh dục yếu, với nữ muộn sinh do tử cung lạnh, kinh nguyệt không đều, bụng dưới thường xuyên đau lạnh, khó thụ thai; với nam giới yếu sinh lý,liệt dương,xuất tinh sớm, di tinh…,

có mấy loại ba kích ?

Hiện nay, ở nước ta có hai loại ba kích phổ biến đó là ba kích tím và ba kích trắng. Cả 2 loại ba kích này đều được sử dụng khá rộng rãi, đặc biệt là ba kích tím.

Ba kích tím là một trong hai loại ba kích có mặt ở nước ta hiện nay, với nhiều công dụng chữa bệnh thần kỳ đến kinh ngạc. Nhiều người dùng ba kích kím làm thuốc điều trị yếu sinh lý, miễn dịch kém chỉ trong thời gian ngắn đã hết bệnh hoàn toàn và thậm chí còn tốt hơn. Số lượng ba kích tím khá ít và quý hiếm, chỉ chiếm 10-20% so với ba kích trắng, vì vậy giá của nó khá mắc, tuy nhiên với công dụng tuyệt vời của ba kích tím thì hoàn toàn xứng đáng.

ba kích tím

Ba kích trắng

Ba kích trắng cũng là một loại thảo dược thuộc dòng ba kích, giá của ba kích trắng khá rẻ so với loại ba kích còn lại.

ba kích trắng

Trong tự nhiên, có tới 80-90% ba kích là ba kích trắng, với nhiều công dụng chữa bệnh thần kỳ, ba kích trắng ngày càng được ưa chuộng sử dụng.

Cách phân biệt ba kích tím và ba kích trắng

Chúng ta có thể nhìn vào màu sắc của Ba kích để phân biệt được Ba kích tím và Ba kích trắng. Màu vỏ của ba kích tím màu có màu vàng sậm, còn ba kích trắng có màu vàng nhạt, phần thịt bên trong màu trắng trong, không có sắc tím. Khi ngâm rượu, ba kích tím sẽ khiến cho màu rượu chuyển sang màu tím. Không chỉ sở hữu một màu tím đen gần tựa mực, óng ánh khi rót, rất hấp dẫn mà khi uống rượu ba kích tím, người uống sẽ có cảm giác đặc quánh nơi cổ họng, rất ngọt, bùi, mang hương vị đặc trưng của Ba kích.

Một số bài thuốc hay từ cây ba kích

  • Hỗ trợ và điều trị gân cốt, xương khớp yếu, lưng và đầu gối đau buốt: Ba kích, đỗ trọng bắc tẩm muối sao, nhục thung dung, thỏ ty tử, tỳ giải tất cả 400g; Hươu bao tử: 1 bộ. Các vị trên làm thành viên thuốc. Mỗi lần uống 6g thuốc/3 lần/ngày.
  • Lưng gối mỏi đau, mặt trắng nhợt nhạt, chân tay lạnh: Ba kích, Tục đoạn, Bổ cốt chi mỗi vị 12g, Hồ đào nhục 5 quả sắc uống hoặc tán bột nóng.
  • Thận hư, dương uý, di tinh: Ba kích, Thục địa, mỗi vị 15g. Sơn thù du, Kim anh mỗi vị 12g sắc uống.
  • Hỗ trợ và điều trị suy nhược, gầy còm hoặc béo bệu, kém ăn, kém ngủ, chân tay đau nhức, huyết áp cao: Ba kích 150g (chế cao 1/5 để khử chất gây ngứa cổ), lá dâu non 250g (chế cao 1/5), vừng đen chế 150g (sao thơm),hà thủ ô trắng chế đậu đen 150g (chế cao 1/5), ngưu tất 150g (chế cao 1/5), rau má thìa 500g (làm bột mịn), mật ong 250g. Đem các vị trên chế hoàn mềm 10g. Ngày uống 3 lần/1 hoàn.
  • Trị bụng đau, tiểu không tự chủ: Ba kích (bỏ lõi), Nhục thung dung, Sinh địa đều 60g, Tang phiêu tiêu, Thỏ ty tử, Sơn dược, Tục đoạn đều 40g, Sơn thù du, Phụ tử (chế), Long cốt, Quan quế, Ngũ vị tử đều 20g, Viễn chí 16g, Đỗ trọng (ngâm rượu, sao) 12g, Lộc nhung 4g. Tán bột, làm hoàn 10g. Ngày uống 2-3 hoàn.
  • Hỗ trợ và điều trị thận hư: Nam giới liệt dương, xuất tinh sớm, phụ nữ khó thụ thai, dương hư: Ba kích, đảng sâm, phúc bồn tử, thỏ ty tử, thần khúc (tất cả 300g); Củ mài núi khô 600g. Đem các vị trên, tán bột mịn làm hoàn 10g với mật ong. Ngày uống 2-3 lần/ 1 hoàn.
  • Hỗ trợ điều trị huyết áp cao: Ba kích, Tiên mao, Dâm dương hoắc, Tri mẫu, Hoàng bá, Ðương quy, mỗi vị 12g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày, thời gian điều trị là 3 tháng.
  • Trị thận hư, di liệu, đi tiểu nhiều lần: Ba kích 12g, sơn thù du 12g, thọ tu tự 12g, tang phiêu tiêu 12g. Sắc uống hoặc tán bột uống.

Ai không nên dùng Ba Kích ?

Mặc dù ba kích có nhiều công dụng đối với sức khỏe nhưng đây không phải là loại dược liệu có thể dùng cho tất cả mọi người Theo đó, rượu ba kích không phù hợp với những người mắc bệnh khó xuất tinh hay tinh trùng yếu, người có tiền sử bệnh tim mạch, người bị xơ gan, viêm thận mạn, người bị bệnh về đường tiêu hóa và bệnh về mắt, người già…

Một số người không nên dùng rượu ba kích gồm:

  • Người có bệnh lý huyết áp thấp. Vì ba kích là vị thuốc có tác dụng hạ huyết áp, nên nếu tự ý dùng và dùng vô tội vạ thì có thể gây tai biến do tụt huyết áp đột ngột.
  • Trẻ em, phụ nữ có thai, người cho con bú
  • Người bị tiểu buốt, khó tiểu
  • Những người chuẩn bị phẫu thuật.

Một số lưu ý khi sử dụng cây ba kích

Khi sử dụng cây dược liệu này nên lưu ý đến một số điều sau đây để có kết quả tốt nhất:

  • Liều lượng: Không nên dùng quá 15g Ba Kích mỗi ngày. Dùng quá liều sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Không nên dùng Ba Kích khi đang chữa bệnh với các dược phẩm khác.
  • nên dùng nồi sứ, nồi đất để sắc thuốc, tránh dùng nồi kim loại. Nồi kim loại sẽ khiến công dụng của thảo dược giảm đi và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thảo dược Ba Kích từ công dụng,cách chế biến đến lưu ý khi dùng. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều hiểu hơn về cây Ba Kích.

Giới thiệu: Minh Quỳnh

Minh Quỳnh là thạc sỹ tâm lý học, chủ trang web Kết Nối Phụ Nữ, chuyên chia sẻ thông tin hữu ích nhất cho phụ nữ dùng bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau!

Viết một bình luận

0 Shares
Share
Tweet
Pin