tác dụng không ngờ của nước mía đối với sức khỏe của bạn

Nước mía được cho là một phương thuốc tự nhiên để chữa bệnh vàng da, một căn bệnh do sự hiện diện của sắc tố màu vàng trong billirubin máu. Bệnh thường xảy đến do suy giảm chức năng gan và nước mía có khả năng khôi phục lại sức khỏe của các chức năng gan.

Có một thực tế thú vị là để cơ thể hấp thu thế tác dụng dụng của nước mía thì liều lượng được khuyến cáo khi uống nước mía là 100 – 200 ml và nên uống vào buổi chiều.

nước ép mía là một loại  nước giải khát xuất hiện ở hầu khắp các tỉnh trên cả nước bạn dễ dàng tìm thấy được một địa điểm bán nước mía mở bán quanh năm suốt tháng.những ngày nắng nóng được thưởng thức cốc nước mía lại khiến bạn cảm thấy dễ chịu ngay lập tức, Nhưng bạn có biết nước mía với cơ thể của chúng ta có những tác dụng như thế nào không? Hãy cùng phunuketnoi.com tìm hiểu nhé.

Trong khoảng 240ml nước mía không chất phụ gia chứa 250 calo cùng 30mg đường tự nhiên. Bên cạnh đó, loại nước này cũng chứa natri, kali, canxi, magie và sắt mà lại không có chất béo hay cholesterol. Vậy bạn đã biết hết những tác dụng của nước mía cho sức khỏe?

1. Cung cấp năng lượng nhanh

Nước mía có thể giúp bạn tiếp thêm năng lượng trong thời gian ngắn và tránh mất nước trong những ngày nắng nóng. Các loại đường đơn trong món nước này cũng được cơ thể hấp thụ dễ dàng. Điều này có nghĩa là nước mía có thể giúp bạn tăng lượng đường trong cơ thể một cách tự nhiên.

2. Tăng cường chức năng gan

Nước mía có thể giúp bạn giảm nhẹ các bệnh liên quan đến gan như vàng da một cách tự nhiên. Bệnh vàng da là do gan hoạt động không tốt cũng như các ống mật bị tắc. Mía giúp bạn duy trì nồng độ glucose trong cơ thể và giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn. Ngoài ra, nước mía có tính kiềm tự nhiên giúp duy trì độ cân bằng điện giải trong cơ thể, từ đó ngừa trường hợp gan bị quá tải.

3. Giúp phòng ngừa bệnh ung thư

Nước mía có chứa nhiều canxi, magie, kali, sắt và mangan nên có tính kiềm. Bên cạnh đó, loại nước này cũng có chứa flavonoid có thể giúp bạn ngăn chặn các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt và vú.

4. Cải thiện hệ tiêu hóa

Nước mía có thể giúp bạn cải thiện hệ tiêu hóa rất tốt. Kali trong nước mía giúp bạn cân bằng độ pH trong dạ dày, hỗ trợ việc tiết dịch vị tiêu hóa và góp phần giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru. Nước mía cũng có tác dụng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng dạ dày.

5. Giảm nhẹ bệnh tiểu đường

Nước mía có lượng đường cao nên có thể khiến bệnh nhân tiểu đường cảm thấy lo ngại khi dùng. Tuy nhiên nếu dùng trong chừng mực, những người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể nhận được một số tác dụng của nước mía. Lượng đường tự nhiên trong loại nước này có chỉ số đường huyết thấp. Điều này có nghĩa là nước mía có thể giúp bạn ngăn ngừa đường huyết tăng đột biến.

6. Duy trì sức khỏe thận

Nước mía không chứa cholesterol, ít natri, không có chất béo bão hòa nên có thể giúp bạn duy trì sức khỏe thận. Khi thận khỏe, sức khỏe tổng thể cũng sẽ được cải thiện.

7. Giảm đau do một số bệnh

Một số bệnh như bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận và viêm tuyến tiền liệt có thể khiến bạn bị nóng rát khó chịu. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể pha nước mía với nước chanh hay nước dừa tươi để uống.

8. Hỗ trợ xương và răng phát triển

Mía giàu canxi nên có thể giúp xương và răng phát triển tốt hơn. Vậy nên, bạn có thể ăn mía bên cạnh việc uống để tận dụng được lợi ích này của mía.

9. Cải thiện vấn đề răng miệng

Nước mía giàu khoáng chất như canxi và phốt pho nên có thể giúp củng cố men răng và giảm nguy cơ sâu răng. Loại nước này cũng giúp khắc phục tình trạng hơi thở có mùi do sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng kể trên.

một số khuyến cáo khi uống nước mía

  • Không uống nước mía khi đang sử dụng một số loại thuốc: Nếu đang sử dụng các loại thuốc như thuốc bổ sung, chống đông máu thì không nên uống nước mía. Bởi các loại thuốc này sẽ cản trở tác dụng của policosanol, khiến công dụng của nó trở nên vô nghĩa.
  • Không để nước mía quá lâu trong tủ lạnh: Mía và nước mía là đồ ăn thức uống rất tốt nhưng nếu để quá lâu hoặc bảo quản trong điều kiện không thích hợp thì rất dễ là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc.
  • Không dùng nhiều cho phụ nữ mang thai: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ mang thai cần bổ sung thêm rất nhiều chất từ các nguồn thực phẩm khác nhau, trong khi thành phần cơ bản của nước mía là đường. Nạp quá nhiều đường trong thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, gây ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ và bé.
  • Thực phẩm hạn chế của những ai béo phì:  Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, đường chiếm 70% lượng dinh dưỡng trong nước mía, còn lại là chất béo, đạm và bột. Vì vậy, nước mía cung cấp rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng, dễ gây tăng cân, béo phì.

Các tác dụng của nước mía tốt cho sức khỏe nếu bạn biết cách chọn nơi bán uy tín và đảm bảo an toàn thực phẩm. Nước mía tuy rất bình dân nhưng có thể giúp bạn cải thiện sức khỏe một cách tự nhiên đấy.

Giới thiệu: Minh Quỳnh

Minh Quỳnh là thạc sỹ tâm lý học, chủ trang web Kết Nối Phụ Nữ, chuyên chia sẻ thông tin hữu ích nhất cho phụ nữ dùng bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau!

Viết một bình luận

0 Shares
Share
Tweet
Pin