top 10 thực phẩm tốt nhất cho mẹ bầu giúp con khỏe, mẹ xinh

Trong thời gian mang thai mẹ bầu cần bổ sung dinh dưỡng từ nhiều loại thực phẩm khác nhau giúp cả mẹ lẫn con phát triển khỏe mạnh,mẹ bầu nên ăn gì và không nên ăn gì là thắc mắc của rất nhiều chị em.

Suốt quá trình mang thai cơ thể của mẹ diễn ra nhiều thay đổi và có nhu cầu cao về dinh dưỡng. Các thực phẩm mẹ dung nạp không chỉ giúp cơ thể mẹ khỏe mạnh mà còn là nguồn dưỡng chất để bé phát triển.

 Nhu cầu dinh dưỡng thai kỳ

+ Nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng cho bà bầu cao hơn khi chưa mang thai.

  • Năng lượng: Khi người mẹ mang thai 3 tháng giữa nên ăn nhiều hơn sao cho cung cấp năng lượng tăng khoảng 360 kcal/ngày, 3 tháng cuối nên tăng khoảng 475 Kcal/ngày
  • Protein: Nhu cầu protein cho bà bầu tăng 15g/ngày cho 6 tháng đầu và 18g/ngày cho 3 tháng cuối. Đạm có nguồn gốc từ động vật là thành phần chủ yếu trong đạm tổng số.
  • Chất béo: Nhu cầu cho bà bầu chiếm khoảng 20 -25% tổng số năng lượng tức khoảng 60g chất béo/ngày. Các chất béo không chỉ giúp tăng năng lượng mà còn giúp hoà tan các vitamin min tan trong dầu.
  • Vitamin: vitamin A (500mcg/ngày), vitamin D (5mcg/ngày), vitamin B12 (2.6mcg/ngày), Vitamin B1(1.4mg/ngày), vitamin C (80mg/ngày), folic (600mcg/ngày)
  • Chất khoáng: Canxi (1,000mg/ngày), sắt (tăng từ 15 – 30 mg/ngày so với khi chưa mang thai), Kẽm …

những nguyên tắc ăn uống đúng cách cho bà bầu:

  •  Ăn đủ chất

Mẹ cần ăn uống đủ chất và nhiều hơn bình thường, đặc biệt là ở các tháng cuối, để đảm bảo sức khỏe cho mẹ, đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi và dự trữ năng lượng tạo sữa nuôi con sau này. Mẹ cần ăn đủ 4 nhóm thức ăn: Bột đường, chất đạm, chất béo và không thể thiếu chất xơ, vitamin và khoáng chất.

  • Chia nhỏ bữa ăn

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ nên ăn chia ra thành 3 bữa chính và 3 bữa phụ/ngày: bữa sáng – bữa phụ sáng, bữa trưa – bữa phụ chiều, bữa tối – bữa phụ đêm. Điều đó không chỉ giúp cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho thai nhi mà còn giúp mẹ khắc phục tình trạng nghén, kén ăn trong những tháng đầu và kiểm soát được cân nặng trong những tháng tiếp theo.

  • Nhai chậm, nhai kỹ

Do những thay đổi hoocmon trong giai đoạn thai kỳ khiến phụ nữ có cảm giác nhanh đói hơn. Vì vậy, mẹ bầu nên bỏ ngay thói quen ăn nhanh, ăn vội, vừa ăn vừa xem TV hay điện thoại. Thay vào đó, mẹ bầu nên ngồi ăn ở nơi yên tĩnh, ăn chậm, nhai kỹ để có cảm giác no lâu và tốt cho dạ dày. Thói quen này còn kiềm chế mẹ ăn nhiều hơn, tạo cảm giác ngon miệng trong suốt bữa ăn.

  • Uống đủ nước

Uống nước đầy đủ không chỉ khiến các cơ quan trong cơ thể hoạt động trơn tru hơn mà đôi khi còn là biện pháp cứu cánh cho cơn đói làm phiền mẹ bầu, ngăn chặn được cảm giác đói và thèm ăn. Mẹ có thể uống nước lọc, nước canh, nước hoa quả để tốt cho con mà không béo.

+ Những thức ăn phù hợp cho bà bầu

  • Thức ăn cung cấp năng lượng dồi dào cho mẹ: Gạo, bột mì, đường, dầu – mỡ
  • Thức ăn giúp hình thành và phát triển thai nhi: Thịt, trứng, sữa, tôm, cua, cá và các nguồn đạm thực vật như đậu hạt, vừng, lạc sẽ cung cấp các chất đạm và chất béo.
  • Các thức ăn giàu vitamin và muối khoáng giúp bé phát triển và mẹ khỏe mạnh:
  • Canxi có nhiều trong tôm, cua, cá, sữa, đậu tương tham gia cấu tạo khung xương cho thai nhi.
  • Sắt có nhiều trong thịt đỏ, cá, trứng, sữa, đậu đỗ các loại, vừng lạc và các rau củ màu xanh đậm, sẽ tham gia vào quá trình tạo máu. (Sắt bổ sung từ nguồn thức ăn thường không đáp ứng được nhu cầu rất lớn trong quá trình mang thai của mẹ, do đó mẹ cần bổ sung viên sắt).
  • Kẽm trong thịt, cá, thủy hải sản,d dặc biệt là ốc, hến, ngao, trai sẽ tham gia vào quá trình phát triển chiều cao cao của trẻ từ trong bào thai và tăng khả năng miễn dịch cho trẻ.
  • Axit folic có nhiều trong trái cây, rau xanh, trứng tham gia tạo máu, hình thành ống thần kinh, phòng ngừa dị tật ống thần kinh cho bé. Cùng với việc ăn các loại thức ăn nói trên, mẹ cần bổ sung axit folic trong thời kỳ mang thai.
  • Vitamin C có trong trái cây (táo, đu đủ) và rau xanh (rau muống, rau ngót…) làm tăng sức đề kháng của cơ thể, hỗ trợ hấp thu sắt từ thực phẩm, phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt.

top 10 thực phẩm tốt nhất mẹ bầu nên ăn trong giai đoạn mang thai

1.Sữa và các sản phẩm từ sữa

Việc thiếu hụt canxi là tình trạng mà rất nhiều mẹ bầu gặp phải. Đây là nguyên nhân khiến mẹ có tình trạng chuột rút, mệt mỏi. Còn bé yêu thì có thể gặp phải chứng còi xương ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn thực phẩm bổ sung canxi lý tưởng cho cơ thể của mẹ bầu và thai nhi. Thêm vào đó, thực phẩm này còn chứa lượng men vi sinh quý giá giúp ngăn ngừa chứng táo bón ở mẹ bầu hiệu quả.

2. khoai lang

Khoai lang giàu hàm lượng beta-carotene đây là một hợp chất có nguồn gốc từ thực vật, khi được cung cấp vào cơ thể sẽ được chuyển đổi thành vitamin A cần thiết cho cơ thể,đặc biệt vitamin A rất cần thiết cho sự biệt hóa của các tế bào và mô trong cơ thể của bé. Quá trình tăng trưởng này rất quan trọng với sự phát triển của thai nhi. Các nghiên cứu chứng minh rằng, phụ nữ mang thai cần tăng lượng vitamin A lên khoảng 10- 40% so với bình thường.

Hơn nữa, khoai lang còn là lọai củ có hương vị ngọt nhẹ, giúp giảm lượng đường trong máu, giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ cho mẹ bầu.

3.Cây họ đậu

Nhóm thực phẩm này bao gồm đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu nành và đậu phộng. Các loại họ đậu là nguồn cung cấp chất xơ, protein, sắt,axit folic và canxi tuyệt vời. Folate là một trong những vitamin nhóm B có vai trò quan trọng đối với với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Hầu hết các loại đậu đều chứa lượng folate cao. Trong một chén đậu lăng, đậu xanh hoặc đậu đen có thể cung cấp từ 65 – 90% theo nhu cầu khuyến nghị. Hơn nữa, các loại đậu này còn có nhiều chất xơ cũng như các chất khoáng khác như sắt, magie, kali tốt cho phụ nữ khi mang thai.

4. Thịt nạc (heo,bò,gà)

Thịt gà, thịt lợn và thịt bò rất nhiều protein cũng là những thức ăn tốt cho bà bầu

Thịt gà rất giàu protein, các khoáng chất như sắt, canxi… và các loại vitamin A, D, E, B1, B2… giúp mẹ bổ sung dinh dưỡng trong thai kỳ. Đối với thai nhi, sắt trong thịt gà giúp tạo ra các tế bào máu đỏ, giúp mẹ có đủ oxy cung cấp cho bé. Ngoài ra, thịt bò và thịt lợn cũng rất giàu chất sắt, choline và các vitamin nhóm B khác – tất cả đều cần thiết cho mẹ và đòi hỏi hàm lượng cao hơn trong thai kỳ.

5.cá hồi

Cá hồi rất giàu acid béo omega-3 – là acid béo thiết yếu cho cơ thể. Hầu hết mọi người kể cả phụ nữ mang thai đều không nhận đủ hàm lượng acid béo omega-3 từ khẩu phần ăn.

Acid béo omega-3 rất cần thiết trong thai kỳ, đặc là acid béo omega-3 chuỗi dài DHA và EPA. Hai chất này có vai trò trong sự phát triển của trí não và mắt của thai nhi. Chúng được tìm thấy với số lượng lớn trong hải sản. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai thường được khuyên nên ăn hạn chế hải sản hai lần một tuần. Do trong hải sản có chứa thuỷ ngân và các chất gây ô nhiễm. Điều này đã khiến cho một số phụ nữ tránh hoàn toàn hải sản, dẫn đến việc hạn chế lượng acid béo omega-3 trong khẩu phần ăn.

một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những phụ nữ mang thai ăn 2-3 bữa cá béo mỗi tuần đạt được lượng acid béo omega-3 theo nhu cầu khuyến nghị và tăng nồng độ EPA, DHA trong máu. Hơn nữa, cá hồi là một trong số những loại thực phẩm có nguồn vitamin D tự nhiên, thường thiếu trong chế độ ăn. Nó rất quan trọng đối với các quá trình chuyển hoá của cơ thể bao gồm sức khoẻ xương và chức năng miễn dịch.

6.trứng

Trứng là một trong những loại thực phẩm vô cùng bổ dưỡng. Theo thống kê, mỗi quả trứng chỉ chứa khoảng 90 calo, nhưng thành phần lại có gần như mọi chất dinh dưỡng cần thiết trong thai kỳ.

Không những thế, trứng còn là nguồn protein dồi dào, đồng thời bổ sung nhiều yếu tố quan trọng cho sự hình thành và phát triển của hệ xương và não bộ thai nhi như: axit béo omega – 3, choline, vitamin D, canxi, kẽm …

7.Bông cải xanh và các loại rau có lá màu xanh đậm

Bông cải xanh cũng như các loại rau có màu xanh đậm chứa nhiều chất dinh dưỡng bà bầu cần trong cả thai kỳ. Chúng bao gồm chất xơ, vitamin C, vitamin K, vitamin A, canxi, sắt, folate và kali.

Không những thế, bông cải xanh nói riêng hay các loại rau nhà cải đều rất giàu chất chống oxy hóa, đặc biệt là các hợp chất thực vật như sulforaphane rất có lợi cho hệ tiêu hóa và miễn dịch của cơ thể.

Do hàm lượng chất xơ cao, những loại rau này cũng có thể giúp ngăn ngừa táo bón khi mang thai, một vấn đề rất phổ biến ở phụ nữ mang thai có thể ảnh hưởng đến tâm lý của bà bầu.

Ngoài ra, việc tiêu thụ các loại rau họ cải có màu xanh đậm cũng có liên quan đến việc giảm nguy cơ em bé được sinh ra bị nhẹ cân.

Nhìn chung, nhóm rau cải mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy vậy có một nhược điểm là nếu xử lý bằng nhiệt cao trong quá trình nấu nướng sẽ gây thất thoát chất dinh dưỡng. Vì thế, mẹ bầu nên chú ý kỹ vấn đề này.

8.Dầu gan cá

Dầu gan cá được làm từ gan của cá thường là cá tuyết,Bổ sung dinh dưỡng từ dầu gan cá là một việc làm cần thiết để bé và mẹ khỏe mạnh, phát triển tốt trong thai kỳ. Dầu gan cá rất giàu có omega 3, vitamin D, A cần thiết cho sự phát triển não bộ và mắt của thai nhi.

9.bơ

Bơ là một loại trái cây khác với các loại trái cây khác vì chúng chứa rất nhiều axit béo không bão hòa đơn .Ngoài ra, loại quả này cũng rất giàu chất xơ, vitamin B (đặc biệt là folate), C, E, K cùng những khoáng chất quan trọng như kali, đồng…

Do sở hữu những thành phần quan trọng cần thiết cho thai kỳ như folate, kali nên bơ được xếp vào danh mục những loại thực phẩm tốt cho bà bầu.

Các chất béo lành mạnh trong bơ giúp xây dựng da, não và mô của thai nhi. Folate có thể giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh. Kali giúp giảm chuột rút ở chân-tác dụng phụ của thai kỳ đối với một số phụ nữ. Và một điều đặc biệt, bơ có hàm lượng kali cao hơn chuối.

10.cam, quýt

cam, quýt vì ngoài hương vị thơm ngon, chúng còn bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết trong thai kỳ, nổi bật nhất là vitamin C, chất xơ, cùng hàng loạt tác nhân chống oxy hóa khác.

Theo đó, lượng vitamin C dồi dào trong cam hoặc quýt sẽ giúp cơ thể hấp thụ sắt dễ dàng hơn. Thực tế khá nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng thiếu sắt, từ đó dẫn đến nguy cơ thiếu máu rất nguy hiểm. Ngoài vai trò này, vitamin C cũng rất có lợi cho sức khỏe của làn da và cải thiện hệ miễn dịch.

Bản thân cả cam lẫn quýt đều là những loại quả có chỉ số đường huyết (Glycemic index – GI) tương đối thấp, do vậy, mẹ bầu có thể an tâm tiêu thụ mà không phải lo vấn đề đường huyết trong máu gia tăng đột ngột. Chính vì điều này mà cam, quýt trở thành giải pháp cho người mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Bên cạnh đó, cam, quýt còn cung cấp nhiều nước, chất xơ, đặc biệt là folate  giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Ngoài ăn trực tiếp, mẹ bầu có thể dùng cam, quýt làm nước ép để uống. Tuy nhiên, bạn không nên uống quá nhiều đặc biệt là tránh dùng vào buổi tối và lúc đói sẽ rất có hại.

top 10 thực phẩm tốt cho bà bầu giúp mẹ và thai nhi đều khỏe mạnh mà phunuketnoi.com giới thiệu hy vọng sẽ giúp các mẹ lựa chọn được những loại thực phẩm phù hợp trong giai đoạn mang thai,tuy vậy vẫn còn một số thực phẩm bà bầu không nên ăn để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé chị em nên tham khảo thêm nhé !!!.

Giới thiệu: Minh Quỳnh

Minh Quỳnh là thạc sỹ tâm lý học, chủ trang web Kết Nối Phụ Nữ, chuyên chia sẻ thông tin hữu ích nhất cho phụ nữ dùng bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau!

Viết một bình luận

0 Shares
Share
Tweet
Pin