thực đơn bữa phụ của bé đang ăn dặm thơm ngon bổ dưỡng

Bắt đầu từ 6 tháng tuổi trở đi, ngoài việc bú sữa mẹ và ăn các bữa ăn chính thì các mẹ nên bắt đầu cho con bổ sung các bữa phụ để cung cấp đủ dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể của bé,điều này sẽ giúp con có thể phát triển về chiều cao, cân nặng và cả trí não.Với thực đơn ăn dặm phong phú, kết hợp ăn BLW vào các bữa phụ, Bé có thể ăn cháo, ăn mì, ăn bún, ăn bánh vào các bữa phụ, biết uống sinh tố bằng ống hút.các mẹ có thể làm các món bánh ngon cho bé như bánh khoai dẻo, bánh đậu xanh, bánh crepe, bánh chuối, bánh bí ngô, bánh tôm, bánh xèo….,

phương pháp ăn dặm truyền thống kết hợp bữa phụ cho bé sẽ đảm bảo chất dinh dưỡng cho con, điều đó thúc đẩy kỹ năng ăn thô, kỹ năng xử lý đồ ăn của các bé ,chị em kết hợp cho con ăn dặm và chỉ huy BLW ở các bữa phụ

Để có thể chế biến những bữa ăn phụ cho bé với một người mẹ trẻ chẳng phải điều dễ dàng, vì thế,các mẹ nên tham khảo thêm nhiều loại sách, báo về dinh dưỡng, cũng như tham khảo các công thức của các bà mẹ bỉm sữa khác

trước khi con bắt đầu ăn dặm, mẹ cần có tâm lí thật thoải mái. Không nên đọc quá nhiều tài liệu cùng lúc. Đừng tìm hiểu những cái chi tiết trước vì sẽ nhiễu thông tin. Nên tìm hiểu những cái chung như ăn dặm cần những chất gì, những thực phẩm nào chứa chất đó, sau đó quyết định phương pháp ăn dặm phù hợp với hoàn cảnh gia đình và của mẹ. Bản thân mẹ nên có tâm lý ổn định và thoải mái, vui vẻ để truyền hứng thú cho con khi con bắt đầu ăn dặm cả bữa chính và bữa phụ.

Contents

lợi ích từ việc cho bé ăn bữa phụ 

– Thứ nhất, trẻ được tiếp xúc với nhiều món ăn, mùi vị khác nhau. Như vậy, bé sẽ không mắc chứng kén ăn.

– Thứ hai, bé luyện thêm được kĩ năng trong ăn uống và khả năng ăn bằng các phương pháp khác nhau (như với phương pháp BLW thì trẻ có thể bốc nhón các loại bánh).

– Thứ ba, bữa phụ góp phần cung cấp thêm dinh dưỡng cho các bé.

Mời các bạn tham khảo một số thực đơn bữa phụ ngon và dễ làm nhé !!!

1.BÁNH FLAn TỪ SỮA MẸ

Bánh flan từ sữa mẹ được xem là món ăn bổ dưỡng cho các bé vào độ tuổi ăn dặm từ 5 đến 6 tháng tuổi, với 20 phút mỗi ngày mẹ có thể cung cấp đủ cho bé những dưỡng chất cần thiết như chất béo, vitamin, kẽm… có trong lòng đỏ trứng gà và nguồn sữa mẹ.

Khi bắt đầu thực hiện món bánh flan cho bé ăn dặm mẹ nên chú ý cho con tập làm quen với những loại thực phẩm như bột sữa, bột có vị ngọt, thức ăn mềm hoặc tập làm quen với một số loại rau, củ… Tốt nhất mẹ nên bổ sung cho bé các loại thực phẩm như: Ngũ cốc bổ sung sắt, thịt, cá, sữa, phô mai, sữa chua, rau xanh, đu đủ, chuối… đặc biệt là trứng.

Trứng được xem là loại thực phẩm dễ hấp thụ ở trẻ nhỏ trong thời điểm ăn dặm khi bé đạt 6 – 9 tháng tuổi, với nguồn thực phẩm này bé có thể hấp thu được những chất dinh dưỡng cần thiết như Vitamin A, B, E, D, K sắt, protein, carotin. Ngoài ra trong trứng còn có chất Choline giữ vai trò khá quan trọng trong sự phát triển của não bộ và tim mạch ở trẻ. Trứng có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau như chiên ít dầu, hấp, cháo trứng…

Nguyên liệu làm bánh flan sữa mẹ

  • 150 ml sữa mẹ
  • 3 lòng đỏ trứng
  • Nồi nấu, nồi hấp bánh
  • Hũ đựng bánh (có thể sử dụng hũ thủy tinh hoặc hũ nhựa đều được)
  • Rây

cách làm bánh flan từ sữa me cho bé ăn dặm

Bước 1: Sữa mẹ đun trên bếp cho sôi lăn tăn ở mép nồi, đạt 80 độ C là được, thực chất sữa mẹ đun sôi nhẹ như vậy là để thanh trùng sữa và để giảm bớt mùi hôi.

Đồng thời khi mẹ cho sữa vào cùng với trứng sẽ hạn chế được mùi tanh. Tuy nhiên mẹ nên lưu ý không đun sữa quá sôi vì sẽ làm mất chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ.

Bước 2: Trứng tách lấy lòng đỏ, bỏ lòng trắng (Vào thời điểm ăn dặm, lòng trắng trứng có thể khiến bé khó tiêu hóa, đối với trẻ lớn hơn mẹ có thể sử dụng 3 lòng đỏ 1 lòng trắng).

Bước 3: Thực hiện đổ sữa mẹ đã đun ấm vào lòng đỏ trứng đã đánh tan để tạo thành hỗn hợp. Lưu ý đánh đều tay và đánh cùng chiều tương tự như bước 2.

Bước 4: Dùng rây lọc hỗn hợp trứng và sữa để thu được hỗn hợp mịn đều.

Bước 5: Chia hỗn hợp vào các hũ đựng, nếu thấy có bọt nhiều có thể để khoảng 5 phút cho bớt bọt rồi mới để vào hấp. Nếu có bọt trong bánh sẽ làm bánh bị rỗ, không đẹp mắt.

Bước 6: Đậy nắp hũ đựng, xếp vào nồi hấp. Phủ một chiếc khăn xô lên mặt hũ để tránh nước lọt vào bánh. Để lửa nhỏ để nước sôi lăn tăn, không để lửa quá lớn sẽ là bánh bị rỗ bên trong. Bánh hấp khoảng 15 phút là chín, để kiểm tra bánh đã chín hay chưa mẹ có thể sử dụng tăm sạch cắm bào bánh, nếu rút lên không có bám dính là được.

Lưu ý là khi hấp mẹ có thể canh tầm 5 phút nhắc nắp nồi hấp lau nước còn đọng trên nắp nồi tránh nước nhỏ xuống bánh trong nồi.

Vậy là đã xong một mẻ bánh plan làm từ sữa mẹ đầy thơm ngon và bổ dưỡng, thành quả của mẹ sẽ làm các bé trở nên thích thú bởi độ mềm xốp, thơm ngon, có vị ngọt cực kì dễ ăn. Bánh flan từ sữa mẹ là món ăn cực kì an toàn và bổ dưỡng để bé có thể hấp thụ trong thời gian ăn dặm mà không sợ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.

2.BÁNH KHOAI DẺO

Nguyên liệu làm bánh khoai dẻo cho bữa phụ của bé:

– Khoai lang

– Bột năng hoặc bột ngô (một lượng nhỏ)

– Hạt chia hoặc mè đen (không có cũng được)

Cách làm bánh khoai dẻo :

– Khoai lang hấp chín, nghiền nhuyễn.

– Cho bột năng vào nhào thật đều và nhuyễn.

– Nặn hoặc cho vào khuôn tạo hình bánh, rắc chia hoặc mè đen lên trên bánh.

– Cho vào nồi hấp 5 phút

3.SỮA BÍ ĐỎ HẠT SEN

Nguyên Liệu làm sữa bí đỏ hạt sen cho bé ăn bữa phụ bổ dưỡng

  • 50 gr bí đỏ
  •  hạt sen tươi(khô)
  •  lá dứa
  • nước

cách làm sữa bí đỏ hạt sen cho bé ăn dặm

  • Rửa sạch bí đỏ, hạt sen ngâm trước khi nấu 1.5h-2h
  • Xay sống hạt sen, bí đỏ với nước. Lọc bã.
  • Nấu phần sữa hạt trên bếp với lửa nhỏ 30’-45’ cho hết mùi bí nồng
  • Muốn thơm ngon hơn các mẹ nhớ rửa sạch lá dứa buộc gọn lại rồi thả vào nồi sữa. Gần bắc sữa ra thì vớt lá dứa ra bỏ đi

4.BÁNH FLAN BÍ NGÔ + PHÔ MAI

Nguyên liệu cho món flan bí đỏ phô mai:

– 1 miếng bí ngô (bí ngô mua quả càng già càng ngọt, càng nhiều chất)

– 1 viên phomai

– 50-60 sữa mẹ hoặc sữa công thức

– 1 lòng đỏ trứng gà

Cách làm bánh flan bí đỏ phomai:

– 1 miếng bí ngố hấp chín, nghiền nhuyễn.

– Phomai nghiền nhuyễn.

– Cho bí ngô + phomai + 50-60ml sữa công thức hoặc sữa mẹ khuấy đều (1).

– Cho 1 lòng đỏ trứng gà vào hỗn hợp (1) đánh từ từ cho hòa vào nhau.

– Lọc hỗn hợp qua rây 2-3 lần cho mịn.

– Đổ vào hũ thủy tinh, bọc giấy bạc hoặc màng bọc thực phẩm kín miệng, hấp 20 phút (hoặc cho vào nồi cơm khi cơm vừa chín nhảy nút vàng hấp 20 phút. Nếu hấp nồi cơm, các mom có thể đóng nắp hay mở nắp tùy ý).

– Để nguội, đậy nắp bảo quản lạnh 2-3 ngày.

5.BÁNH RÁN DOREMON

dưới đây là 2 cách làm bánh rán doremon thơm ngon bổ dưỡng cho bữa phụ của bé 

1. Cách làm bánh rán Doremon từ bột pha sẵn

1.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Bột bánh rán pha sẵn Ajinomoto
  • Nước lọc
  • Chảo chống dính

1.2. Các bước thực hiện

Bước 1: Pha bột bánh

Chuẩn bị một tô lớn, đổ bột pha sẵn vào trước rồi từ từ cho nước vào khuấy đều đến khi nào hỗn hợp sánh mịn.

Bước 2: Rán bánh

  • Đặt chảo chống dính lên bếp rồi bật lửa lớn để làm nóng chảo, bên cạnh đặt một chiếc khăn được làm ẩm. Để chảo tầm 1 phút hoặc đưa tay cách mặt chảo tầm 15cm, thấy mặt chảo đã nóng già thì bắc chảo xuống, đặt lên khăn ẩm trong tầm 10 giây.
  • Cho chảo lên lại trên bếp, để lửa nhỏ liu riu. Dùng muỗng hoặc vá múc hỗn hợp bột rồi từ từ đổ vào chảo. Khi rán, bạn có thể phết một lớp dầu ăn mỏng hoặc bơ nếu thích.
  • Giữ bánh trong khoảng 1 phút 30 giây thì dùng xẻng lật lại để rán nốt mặt kia. Đôi khi với nhiều bạn, canh thời gian để rán có thể khó hoặc mặt bánh có thể bị cháy tùy theo lửa. Lúc này, bạn quan sát vào mặt trên của bánh, nếu xuất hiện các bong bóng khí nổi li ti, phần bột sệt lại thì đó là lúc bạn cần lật bánh rồi đấy.
  • Mặt bánh còn lại cũng rán khoảng thời gian như trên. Sau khi kiểm tra hai mặt bánh đã chín vàng đều thì gắp ra dĩa.

Bước 3: Thành phẩm

Bánh rán doremon làm từ bột pha sẵn đã được rán hết và bày ra dĩa. Bánh này bạn có thể ăn luôn hoặc ăn với chút mật ong hay nhân đậu đỏ truyền thống đều rất ngon.

2. Cách làm bánh rán Doremon từ bột mì

2.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Bột mì: 160 gram
  • Trứng gà: 4 quả
  • Bột nở: 4 gram
  • Đường: 170 gram
  • Mật ong: 30 ml
  • Đậu đỏ: 100 gram
  • Nước: 15 ml
  • Vani: 2 ống

2.2. Các bước thực hiện

Bước 1: Pha bột bánh

Cho trứng gà, đường, mật ong, vani vào trong âu lớn rồi dùng đũa hoặc phới đánh đều hỗn hợp đến khi hỗn hợp đồng nhất. Nếu có máy đánh bông thì dùng máy đánh bông hỗn hợp.

Rây bột mì và bột nở vào hỗn hợp, trộn đều tay rồi cho bột nghỉ 20 phút.

Bước 2: Làm nhân bánh

  • Trong lúc chờ bột nghỉ, các bạn tiến hành làm nhân bánh từ đậu đỏ. Tuy nhiên, các bạn chú ý cần ngâm đậu đỏ tầm 6 8 tiếng. Thường thì mình sẽ đãi sạch vỏ, bỏ đi quả hư rồi ngâm đậu trong nước sạch từ đêm hôm trước, qua sáng hôm sau là đã vớt ra, rửa sạch thêm lần nữa là được.
  • Đổ đậu vào nồi rồi đặt lên bếp, cho thêm nước xâm xấp mặt đậu rồi nấu chín. Khi kiểm tra thấy đậu đã chín, các bạn đổ đậu ra, đợi nguội bớt thì cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
  • Cho chảo lên bếp, đổ đậu đã xảy vào rồi cho thêm 30 gr đường. Nếu bạn muốn ăn ngọt thì có thể điều chỉnh lượng đường sao cho phù hợp. Nấu đậu với lửa nhỏ, vừa đun vừa sên đều tay. Cho thêm nước luộc đậu nếu bạn thấy hỗn hợp bị khô. Khi thấy đậu đã sánh mịn, ăn vừa miệng thì tắt bếp, để nguội.

Bước 3: Rán bánh

  • Kiểm tra bột nghỉ được 20 phút thì lấy ra, cho thêm 15ml nước vào khuấy đều vì bột được ủ một thời gian sẽ bị khô, cần trộn thêm chút nước để bột mịn lại.
  • Đặt chảo lên bếp, dùng chổi chuyên dụng quét một lớp dầu mỏng. Nếu thấy bị thừa quá thì có thể dùng giấy ăn thấm bớt hoặc dùng khăn sạch lau qua.
  • Dầu đã nóng, bạn dùng muôi múc bột rồi đổ từ từ vào một điểm bất kì trên mặt chảo hoặc chính giữa nếu bạn muốn làm bánh rán Doremon siêu to khổng lồ nhé!
  • Rán bánh trong 2 phút hoặc đến khi thấy mặt bánh xuất hiện nhiều lỗ khí li ti thì lật bánh. Rán mặt còn lại trong 2 phút nữa là đã chín đều hai mặt bánh. Làm tương tự cho đến khi hết bột.

Bước 4: Thành phẩm

Vỏ bánh đã chín, bạn để ra dĩa riêng. Tùy theo sở thích mà bạn để vỏ bánh còn âm ấm hoặc nguội hẳn. Tiếp theo phết một lớp đậu đỏ vào chính giữa một bên vỏ bánh, úp miếng còn lại là bạn đã có ngay một chiếc bánh rán thơm ngon đúng điệu.

6.BÁNH KEM TRỨNG SỮA CUSTAR CHUỐI

  • Món này là món dành cho các bé chậm lên cân, mới ốm dậy…
  • Các mẹ thử cùng làm cho con nhà mình nhé !!!
  • Món này làm xong sử dụng trong 48h
  • Không ăn quá 3 ngày/tuần

Nguyên Liệu cho món kem trứng sữa custar chuối

  •  Sữa mẹ/sữa công thức/ sữa tươi cho bé trên 1 tuổi
  • 2 lòng đỏ trứng gà
  • 20 gr bột bắp
  • 2 quả chuối chín

cách làm bánh kem trứng sữa custar chuối cho bé yêu

Lòng đỏ trứng đánh tan cùng bột bắp, ta có hỗn bợp sền sệt

Cho sữa mẹ or sữa tươi vào nồi đun lên cho sôi lăn tăn nhiệt độ tầm 40 độ, với sữa công thức thì ko cần thiết vì khi pha sữa ta đã có nhiệt độ cần thiết.

Đổ sữa vào hỗn hợp bột và trứng, LƯU Ý K LÀM NGƯỢC LẠI, dùng phới khuấy đều tay theo chiều kim đồng hồ, đặt lên bếp khuấy đều tay cho bột và trứng chín kỹ.

Chuối đâm nhuyễn or cắt nguyên thành từng miếng nhỏ tùy theo độ ăn thô của bé, cho hết vào hỗn hợp trứng đang sôi, tiếp tục khuấy đều tay vài phút r tắt lửa, cho ra hủ dùng dần

7.BÁNH FLAN YẾN MẠCH

Nguyên liệu để làm bánh flan yến mạch :

– 1 thìa ăn cơm yến mạch

– 50ml sữa công thức hoặc sữa mẹ

– 1 lòng đỏ trứng gà

Cách làm bánh flan yến mạch:

– Yến mạch ngâm nước tầm 30 phút, bỏ nước ngâm.

– Yến mạch + sữa cho vào cối xay nhuyễn, lọc qua rây (1)

– Cho lòng đỏ trứng gà vào (1) khuấy đều, lọc qua rây 1 lần nữa, đổ vào hũ thủy tinh.

– Dùng màng bọc thực phẩm hoặc giấy bạc bọc kín. Cho vào hấp cách thủy 20 phút.

– Dùng tăm chọc thử vào thành phẩm. Tăm không ướt có nghĩa là bánh đã chín.

8. KEM BƠ TRỨNG SỮA – KEM CUSTARD BƠ CHO BÉ TĂNG CÂN

Nguyên liệu :

– 1 lòng đỏ trứng gà

– 1 thìa cafe bột ngô

– 65ml sữa mẹ hoặc sữa công thức

– 1 miếng quả bơ

Cách làm:

– Lòng đỏ trứng gà + bột ngô khuấy đều cho quyện vào vào nhau (1)

– Bơ rây mịn

– Sữa cho lên bếp đun nóng (không đun sôi). Cho hỗn hợp (1) vào khuấy đều tay cho đến khi hỗn hợp sệt sệt. Tắt bếp.

– Đổ bơ đã rây vào đảo thật nhanh và đều cho hỗn hợp đồng nhất.

– Cho vào hũ thủy tinh để nguội. Cho vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản được 48h. Khi ăn bỏ ra nguội, không cần đun lại.

LƯU Ý: Khi đun trên bếp, các mom để lửa liu riu. Tuyệt đối không đun sôi sữa (tránh việc sữa bị mất chất). 1 tuần ăn 2-3 lần.

9. KEM TRỨNG SỮA

Nguyên liệu làm món kem trứng sữa cho bé yêu ăn bữa phụ:

– 1 lòng đỏ trứng gà

– 1 thìa cafe bột ngô

– 65ml sữa mẹ hoặc sữa công thức

Cách làm kem trứng sữa cho bé:

– Lòng đỏ trứng gà + bột ngô khuấy đều cho quyện vào vào nhau (1)

– Sữa cho lên bếp đun nóng (không được đun sôi) -> Cho sữa vào hỗn hợp (1) vào khuấy đều tay cho đến khi hỗn hợp sệt sệt (lửa liu riu)

– Cho vào hũ thủy tinh để nguội. Cho vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản được 48h. Khi ăn bỏ ra nguội, không cần đun lại.

10. BÁNH FLAN VỊ TÁO

Cách làm bánh flan vị táo thơm ngon bổ dưỡng cho bé :

– Cho 1 miếng táo + 50-60ml sữa công thức hoặc sữa mẹ vào cối xay nhuyễn (1)

– Cho 1 lòng đỏ trứng gà vào hỗn hợp (1) đánh từ từ cho hòa vào nhau.

– Lọc hỗn hợp qua rây 2-3 lần cho mịn.

– Đổ vào hũ thủy tinh, bọc giấy bạc hoặc màng bọc thực phẩm kín miệng, hấp 20 phút (hoặc cho vào nồi cơm khi cơm vừa chín nhảy nút vàng hấp 20p. Nếu hấp nồi cơm, các mom có thể đóng nắp hay mở nắp tùy ý)

– Để nguội, đậy nắp bảo quản lạnh 2-3 ngày.

11. BÁNH FLAN PHÔ MAI

Cách làm:

– 1 viên phomai cho vào 50-60ml sữa công thức đánh tan (1)

– Cho 1 lòng đỏ trứng gà vào hỗn hợp (1) đánh từ từ cho hòa vào nhau.

– Lọc hỗn hợp qua rây 2-3 lần cho mịn.

– Đổ vào hũ thủy tinh, bọc giấy bạc hoặc màng bọc thực phẩm kín miệng, hấp 20 phút.

– Để nguội, đậy nắp bảo quản lạnh 2-3 ngày.

12. BÁNH TÁO – YẾN MẠCH

Cách làm:

– 1 nắm tay yến mạch rửa 1-2 nước. Cho vào nước nóng ngâm 15 phút cho nở bung rồi vớt ra, bỏ nước.

– Cho nửa già trái táo như hình + yến mạch + 40-50ml sữa công thức hoặc sữa mẹ + 1 viên phomai vị sữa vào cối xay thật mịn.

– Đổ vào hũ, lấy màng bọc thức ăn hoặc khăn xô đậy kín -> Hấp cách thủy 8-10 phút.

– Để nguội rồi cho bé măm. Món này để trữ lạnh đc 2-3 hôm.

Khi đổ vào hũ, các mom đừng đổ đầy yến mạch sẽ nở ra 1 chút.

13. SỮA CHUA PHÔ MAI

Cách làm:

– 200ml sữa mẹ đun đến tầm 80 độ (không đun sôi) rồi để nguội xuống 60 độ. Hoặc sữa công thức pha đúng tỉ lệ (vừa pha xong là tầm 60 độ) + có thể cho thêm 2-3 viên phomai vào đánh tan (1)

– 1 hộp sữa chua men đã để nguội đổ vào (1) khuấy đều nhẹ tay.

– Lọc qua rây, đổ vào hũ thủy tinh

– Ủ trong vòng 8-12h

Nếu ủ bằng nồi cơm điện :

– Xếp hũ thủy tinh vào lòng nồi. Đổ nước ấm sao cho lượng nước cao bằng lượng sữa trong hũ.

– Đóng nắp nồi cơm ủ tầm 6h. Nếu muốn nhanh hoặc trời lạnh, 2g/ lần: cắm điện, bật chế độ “keep warm” khoảng 15 phút rồi lại rút điện nồi cơm ra.

14. BÁNH CHUỐI MIX CHIA

Nguyên liệu:

– 1 quả chuối chín

– 5 thìa cafe bột mì

– 2 thìa cafe bột ngô

– 1gr bột nở

– Hạt chia

Cách làm:

– Trộn đều: Bột mì + bột ngô + bột nở + chia trong 1 tô lớn (1)

– Rây chuối vào (1), các mom không rây thì có thể nghiền.

– Trộn thật đều cho thêm 1 chút nước (mom nào có cốt dừa cho vào thì sẽ rất thơm ngon) để có 1 hỗn hợp sánh sệt.

– Đỗ hỗn hợp vào khuôn hấp cách thủy (hoặc hấp vào xửng hấp đều được) tầm 40-45 phút.

15. BÁNH PANCAKE KHOAI LANG CHO BÉ 

khi kết hợp với khoai lang tím béo ngậy, cùng mật ong ngọt thanh. Loại bánh pancake khoai lang với hương vị thơm ngon bổ dưỡng khó cưỡng như thế này sẽ giúp bé ngon miệng hơn

Nguyên liệu:

  • Khoai lang tím
  • Hạt dẻ cười
  • Bơ lạt
  • Kem tươi
  • Mật ong

Sơ chế:

  • Khoai lang tím hấp chín, tán nhuyễn.
  • Hạt dẻ cười đập dập.

Thực hiện:

  • Làm nhân bánh: cho khoai lang vào nồi cùng với bơ lạt, kem tươi và mật ong, nấu sôi rồi tắt lửa. Để nguội hỗn hợp, cho 2/3 lượng hạt dẻ cười vào nhân trộn đều, rồi cho vào túi bắt kem.
  • Đổ bánh: cho một gói bột bánh rán pha sẵn vị truyền thống vào tô, pha với nước theo hướng dẫn trên bao bì. Đặt chảo không dính lên bếp đun nóng, sau đó hạ nhiệt chảo trên khăn ướt. Tiếp theo đổ bánh vào giữa chảo rồi đợi bánh chín thì lật mặt bánh lại, rán chín rồi lấy ra đĩa. Lần lượt đổ bánh cho hết bột.

Cách dùng: 

Xếp bánh rán ra đĩa, cho nhân lên lần lượt ba lớp bánh, trang trí với hạt dẻ cười rắc lên mặt.

Lưu ý: nên tán khoai lúc còn nóng để khoai dễ mịn hơn, đồng thời nên rang sơ hạt dẻ cười để tạo độ thơm cho món ăn.

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng đưa ra lời khuyên là việc quá chú trọng hoặc thờ ơ với bữa phụ đều có thể dẫn tới hai hệ lụy ngược nhau là trẻ thừa hoặc thiếu dinh dưỡng. Do đó, các bà mẹ cần thực sự hiểu con mình và có những thực đơn ăn dặm phù hợp với con mình, bởi nhu cầu về dinh dưỡng và phát triển của mỗi đứa trẻ là khác nhau.

Giới thiệu: Minh Quỳnh

Minh Quỳnh là thạc sỹ tâm lý học, chủ trang web Kết Nối Phụ Nữ, chuyên chia sẻ thông tin hữu ích nhất cho phụ nữ dùng bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau!

Viết một bình luận

0 Shares
Share
Tweet
Pin