Cách Làm Trà Sữa Trân Châu Đường Đen

Bài viết hướng dẫn cách làm trà sữa trân châu đường đen của phụ nữ giỏi thật hôm nay sẽ giúp bạn vừa được thưởng thức món mình yêu thích, vừa tiết kiệm được khối tiền ra tiệm trà sữa.

Bây giờ nếu bạn hỏi các cô gái món mà các cô nghiện nhất là gì thì chắc chắn 70% câu trả lời của các cô ấy sẽ là trà sữa. Không biết từ bao giờ trà sữa đã là thức uống không thể thiếu đối với giới trẻ. Bạn chỉ cần nhìn các cửa hàng trà sữa san sát mọc lên như nấm ở mỗi con phố thì bạn sẽ hiểu mức độ “hot” của trà sữa đến mức nào.

Nhiều cô gái còn thú nhận các cô ấy nghiện trà sữa. Mức độ nghiện cũng nhiều cấp độ, có người nghiện thì hai, ba ngày phải có một cốc trà sữa. Có người thì phải một ngày một cốc còn hơn nữa có người ngày phải 2 đến 3 cốc trà sữa đều đặn như bữa chính thì mới chịu được.

Có thể nói trà sữa là một thức uống dễ nghiện. Cái vị béo ngậy ngon ngọt của trà sữa thêm vào đó là vị giòn sần sật của trân châu làm bất cứ ai thưởng thức nó cũng phải tấm tắc khen ngon.

Vậy thì hãy vào bếp ngay với phụ nữ giỏi thật để thực hiện công thức trà sữa trân châu đường đen ngon tuyệt này nhé!

Nguyên Liệu

  • 80 gram bột năng
  • 80 gram bột gạo
  • 100 gram đường nâu
  • 5 gram bột cacao
  • 150 ml nước
  • 800 ml sữa tươi có đường

Cách làm trà sữa trân châu chi tiết

Bước 1: Chuẩn bị

Đầu tiên, các bạn cho 80 g bột năng và 80 g bột gạo vào một cái tô lớn. Sau đó cho hết bột cacao đã chuẩn bị vào và trộn đều.

Tiếp theo, bạn cho vào nồi 50 g đường và đổ vào 100 ml nước. Sau đó bạn bắc lên bếp và nấu cho nước đường sôi lên rồi mới đổ vào bột.

Khi nước đường đã sôi bạn múc từng thìa một cho vào bột và trộn đều. Sau khi bạn cho đủ nước thì bạn lấy tay đã đeo bao tay vệ sinh trộn đều bột cho bột min và đều ra. Lưu ý các bạn phải để nước thật sôi rồi mới cho vào bột thì mới có thể nhào được bột.

Sau khi nhào bột đã mịn và dẻo, bạn rải một lớp bột năng lên bề mặt phẳng sau đó lấy từng phần bột ra và lăn cho bột thành hình như một cái dây.

Tiếp theo, bạn chia dây đó thành từng phần nhỏ. Viên trân châu lớn hay nhỏ tùy thuộc vào bạn cắt. Khi đã chia thành các phần nhỏ bạn viên cho mỗi phần thành hình tròn là hoàn thành viên trân châu. Bạn làm tương tự như vậy cho đến khi nào hết bột thì thôi.

Bước 2: Luộc trân châu

Bạn bắc lên bếp một nồi nước đun cho đến khi sôi. Đợi đến lúc sôi rồi bạn cho toàn bộ trân châu vào và khuấy nhẹ để trân châu không bị dính ở đáy nồi. Bạn luộc cho đến khi nào viên trân châu nổi lên thì lúc đó trân châu đã chín.

Khi toàn bộ trân châu đã nổi lên hết, bạn luộc thêm 3 phút nữa và tắt bếp. Sau khi tắt bếp, bạn ủ trân châu trong nổi khoảng 30 phút thì được.

Tiếp theo, bạn vớt trân châu ra và để vào một tô nước lạnh để các hạt trân châu không bị dính vào nhau.

Bước 3: Cách Làm Trà Sữa Trân Châu – Nấu nước đường

Bạn cho 50 g đường còn lại vào nồi và đổ thêm 50 ml nước. Sau đó bật bếp lên và nấu cho đường tan ra hết là được. Sau khi đường đã tan hết bạn đổ phần nước đường này vào trân châu đã vớt và để khoảng 15 phút cho trân châu ngấm đường. Việc này giúp trân châu không bị dính vào nhau.

Lưu ý bạn để một phần nước đường để nấu caramen rồi trang trí lên thành cốc để khi đổ sữa tươi trân châu vào trông sẽ đẹp mắt hơn.

Bước 4: Cách Làm Trà Sữa Trân Châu Đường Đen – Hoàn thành

Cuối cùng, bạn cho đủ lượng trân châu một người ăn vào cốc, rồi bạn cho sữa tươi có đường vào. Các bạn có thể cho thêm đá để được cốc sữa tươi trân châu đường đen thêm ngon hơn.

Cốc sữa tươi trân châu đường đen hoàn thành có màu trắng ngà của sữa tươi, bên dưới là lớp trân châu màu đen. Vị béo ngậy của sữa tươi, ngọt dịu của sữa kết hợp với nước đường cùng những viên trân châu dai, giòn và ngọt dịu khiến bạn không thể nói không với thức uống này.

Bạn đã đi tới công đoạn cuối cùng của cách làm trà sữa trân châu đường đen rồi – đó chính là tự mình thưởng thức!

Uống nhiều trà sữa ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Vẫn luôn biết trà sữa là một thức uống rất ngon và dễ gây nghiện. Nhưng nếu uống quá nhiều trà sữa thì nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến với cơ thể mình.

Vấn đề đầu tiên mà các chị em phải cân nhắc khi bị nghiện trà sữa đó là béo phì. Là con gái thì ai cũng muốn mình xinh đẹp, nhưng khi các chị em uống quá nhiều trà sữa thì cơ thể cũng sẽ phình ra theo. Nếu chị em là dạng người ăn cả thế giới không béo thì có thể bỏ qua không cần lưu tâm đến vấn đề này.

Trà sữa chính là một trong những nguyên nhân gây béo phì bởi lượng đường và calo vô cùng lớn. Thành phần của trà sữa chính là kem béo pha với bột trà và chất phụ gia, ép cơ thể phải hấp thụ nhiều chất béo bão hòa, dẫn tới tăng cân nhanh.

Do vậy để giảm thiểu lượng đường và calo nạp vào từ mỗi cốc trà sữa thì bạn hãy thử tự làm và điều chỉnh công thức trà sữa trân châu một chút với các loại sữa ít béo, giảm lượng đường hay thay thế bằng các chất tạo ngọt ít calo hơn.

Vấn đề tiếp theo có thể nhắc đến khi uống quá nhiều trà sữa đó là mất cân bằng dinh dưỡng. Mọi người thử nghĩ xem nếu mình nghiện trà sữa và một ngày có thể uống 2 đến 3 cốc trà thì còn bụng đâu để ăn những đồ ăn khác. Sữa ở trong “trà sữa” ít canxi, vitamin (A, B và D) cũng như đạm hơn sữa thông thường rất nhiều. Chính vì thế, thức uống này sẽ gây thiếu hụt dinh dưỡng.

Khi kết hợp trà với sữa sẽ làm mất hết tác dụng của chúng đối với sức khỏe. Trà không còn giúp chống lại bệnh về tim mạch do các protein casein của sữa, ngược lại, trà cũng khiến canxi trong sữa bị đào thải nhanh, cơ thể không kịp hấp thụ.

Những vấn đề trên là những vấn đề mà chị em có thể nhìn thấy sau một khoảng thời gian nghiện trà sữa. Còn vấn đề này thì không thể nhìn thấy nhưng vô cùng nghiêm trọng. Đó là uống quá nhiều trà sữa sẽ dẫn tới vô sinh.

Nguyên nhân đến từ thành phần dầu thực vật hydro hóa trong trà sữa. Axit béo dạng trans này ảnh hưởng xấu tới khả năng sinh sản của người uống.

Cụ thể, với nam giới, chất lượng của tinh trùng sẽ bị giảm do thành phần này tác động tiêu cực lên hormone nam. Còn phái nữ cũng phải đối mặt với sự tàn phá của trà sữa, dẫn tới nguy cơ vô sinh hoặc ung thư và các bệnh về tim mạch khác. Thật đáng nguy hại đúng không!

Những đồ uống đi vào cơ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến gan và thận. Khi bạn uống quá nhiều trà sữa thì gan và thận của bạn sẽ bị suy giảm nhanh chóng. Nếu uống quá nhiều hoặc lượng phụ gia được thêm vào quá ngưỡng an toàn thì sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

Cụ thể, khi tích tụ lâu dài chúng sẽ là gánh nặng của gan và thận, làm suy giảm chức năng của các bộ phận này. Cách làm trà sữa trân châu tuy rất dễ, nhưng bạn cũng đừng nên lạm dụng, uống quá nhiều dẫn tới ảnh hướng sức khỏe nhé.

Trà sữa là một thức uống ngon và vô cùng hấp dẫn hiện nay. Nhưng để đảm bảo cho sức khỏe của bạn, bạn hãy điều tiết lại lượng trà sữa nạp vào cơ thể mình hàng ngày. Lâu lâu uống một cốc trà sữa sẽ không ảnh hưởng gì đến cơ thể của bạn. Chỉ khi nào bạn sử dụng nó quá nhiều làm cơ thể bạn quá tải thì vấn đề mới xảy ra.

Biến hóa công thức trà sữa trân châu đường đen

Sữa tươi trân châu đường đen là món truyền thống trong các loại trà sữa. Với công thức cách làm trà sữa trân châu đường đen đơn giản ở trên bạn có thể tự làm cho mình một cốc trà sữa theo ý thích của mình.

Bạn có thể thay đổi lượng đường hoặc lượng sữa tùy theo ý thích của bạn. Ví dụ bạn không muốn làm trân châu đen thì bạn có thể làm trân châu trắng hoặc trân châu sợi tùy theo ý thích. Bạn chỉ cần tạo hình theo cách mà bạn muốn.

Bạn cảm thấy chỉ uống sữa tươi và trân châu thôi chưa đủ hấp dẫn thì bạn có thể cho thêm kem béo thêm vào sữa để tăng độ ngậy cho cốc trà sữa của mình. Ngoài ra bạn muốn cốc trân châu của mình đúng vị ngoài hàng thì bạn có thể pha sữa tươi và nước đường nâu để được màu và vị bạn thường uống sau đó mới đổ trân châu vào.

Có rất nhiều cách sáng tạo khi nấu một món ăn thức uống. Từ công thức cách làm trà sữa trân châu đường đen này của bọn mình, bạn có thể sáng tạo ra vô vàn món mới theo ý thích của mình mà không bị trùng lặp với bất cứ ai.

Mỗi người là một bậc thầy sáng tạo, nếu bạn là một fan của trà sữa và muốn làm cho mình một cốc trà sữa trân châu mình yêu thích thì tại sao không dựa vào công thức này sau đó biến tấu theo cách riêng của bạn.

 

Giới thiệu: Minh Quỳnh

Minh Quỳnh là thạc sỹ tâm lý học, chủ trang web Kết Nối Phụ Nữ, chuyên chia sẻ thông tin hữu ích nhất cho phụ nữ dùng bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau!

Viết một bình luận

0 Shares
Share
Tweet
Pin